Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022

docx 30 trang Trần Thy 09/02/2023 9020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022

  1. Nhận biết: - Nêu được khái niệm cảm ứng, hướng động và kể tên được các loại hướng động. - Phân biệt sơ lược được các khái niệm ứng động, ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng. 2.1 Cảm Thông hiểu: ứng ở Thực - Phân biệt và lấy được các ví dụ về hướng động và ứng động vật - Phân tích được vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật. (Bài Vận dụng: 23+24) 2. Cảm - Giải thích được một số hiện tượng ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng trong thực tiễn 2 ứng Nhận biết: - Nêu được các khái niệm cảm ứng ở động vật - Liệt kê các bộ phận của 1 cung phản xạ. Trình bày sơ lược được các kiểu hệ thần kinh ở các nhóm động vật. - Nêu được khái niệm điện thế hoạt động, các giai đoạn của của đồ thị điện thế hoạt động. - Mô tả đơn giản 2 dạng lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. - Nêu được khái niệm xináp và mô tả được cấu tạo đơn giản của xináp; kể tên được các chất tham gia truyền tin qua xináp. - Nêu được khái niệm tập tính của động vật. - Kể được tên các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản ). - Trình bày sơ lược được một hình thức học tập ở động vật (quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn). Thông hiểu: - Trình bày được các đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh của các nhóm động vật. - Phân biệt được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật qua các ví dụ. - Giải thích được hoạt động của hệ thần kinh ở các nhóm động vật. - Mô tả chi tiết quá trình truyền tin qua xináp. 2.2 Cảm - Phân biệt và giải thích được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật qua các ứng ở động ví dụ khác nhau. vật - Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật qua các ví dụ khác (Bài nhau. 26,27,28,29 - Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính. ,30,31,32) Vận dụng: - Giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật và ứng dụng của nó - Phân tích và giải thích được cơ chế hoạt động của một phản xạ qua 1 ví dụ cụ thể. - Phân tích được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau.
  2. (Bài - Giải thích được tác động của các nhân tố bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến 37,38,39) sinh trưởng và phát triển của động vật. - Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật. - Giải thích được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển. - Giải thích được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến. Vận dụng cao: - Ứng dụng kiến thức phần sinh trưởng phát triển động vật vào khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình). D. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GỢI Ý I.Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Câu 1. Hô hấp ở động vật là: A. Quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống. B. Là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng C. Là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng CO2 ra ngoài D. Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O 2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxy hóa các chất trong tế bào Câu 2. Bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm A. Diện tích bề mặt lớn. B. Mỏng và luốn ẩm ướt. C. Có nhiều mao mạch và có sự lưu thống khí. D. Cả ba ý trên Câu 3. Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp? A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 4. Hình thức trao đổi khí qua bề mặt cơ thể được thấy ở những động vật nào dưới đây A. Ếch nhái, giun đất B. Ong, châu chấu C. Giun đất, rắn D. Thủy tức, cá Câu 5. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi truờng được thực hiện qua da A. Giun đất. B. Châu chấu C. Chim bồ câu D. Cá chép Câu 6. Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực C. sự vận động của các chi D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ Câu 7. Côn trùng hô hấp A. bằng hệ thống ống khí B. bằng mang C. bằng phổi D. qua bề mặt cơ thể Câu 8. Động tác thở của côn trùng được thực hiện nhờ: A. Sự nhu động của hệ tiêu hoá. B. Sự di chuyển của cơ thể. C. Sự co dãn của thành bụng. D. Không cần thực hiện động tác thở, không khí vẫn tự lưu thông. Câu 9. Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí: (1) diện tích bề mặt lớn; (2)mỏng và luôn ẩm ướt (3) có rất nhiều mao mạch; (4) có sắc tố hô hấp; (5) dày và luôn ẩm ướt Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ? A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (4), (5) D. (1), (3), (5) Câu 10. Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là
  3. A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây Câu 23. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự. A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co Câu 24. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co sau tâm nhĩ. Nguyên nhân là vì: A. Đợi máu từ tâm nhĩ đổ xuống để tống máu vào động mạch B. Thành tâm thất dày hơn nên co chậm hơn C. Hoạt động của hệ dẫn truyền tim D. Các tĩnh mạch đổ máu về tâm nhĩ gây co tâm nhĩ trước sau đó mới đến co tâm thất Câu 25. Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ A. Dòng máu chảy liên tục B. Sự va đẩy của các tế bào máu C. Co bóp của mao mạch D. Lực co của tim. Câu 26. Nội môi là A. Môi trường trong cơ thể B. Máu, bạch huyết và nước mô C. Động mạch và mao mạch D. A và B Câu 27. Ý nghĩa của cân bằng nội môi A. Đảm bảo cho cơ thể hoạt dộng bình thường B. Đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển C. Ổn định các điều kiện lí hóa trong cơ thể. D. Giúp cơ thể tồn tại và phát triển Câu 28. Liên hệ ngược xảy ra khi A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích Câu 29. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích Câu 30. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn Câu 31. Khi hàm lượng glucozơ trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo tật tự nào ? A. tuyến tụy → glucagôn → gan → glicôgen → glucozơ trong máu tăng B. gan → glucagôn → tuyến tụy→ glicôgen → glucozơ trong máu tăng C. gan → tuyến tụy → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng D. tuyến tụy → gan → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
  4. Câu 9. Kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa ) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ ) là kiểu A. Ứng động sinh trưởng B.Ứng dộng không sinh trưởng C. Ứng dộng dương D. Ứng động âm. Câu 10. Trong các hiện tượng sau: (1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng; (2) khí khổng đóng mở; (3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ; (5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng? A. (1), (2) và (3) B. (2) và (4) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (5) Câu 11. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là A. ứng động sinh trưởng B. quang ứng động C. ứng động không sinh trưởng D. điện ứng động Câu 12. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động A. sinh trưởng B. không sinh trưởng C. ứng động tổn thương D. tiếp xúc III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển Câu 2. Một cung phản xạ sẽ bao gồm: A. bộ phận tiếp nhận kích thích; bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin; bộ phận phản hồi thông tin B. bộ phận tiếp nhận kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng; bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin; bộ phận phản hồi thông tin C. bộ phận tiếp nhận kích thích; bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin; bộ phận thực hiện phản ứng D. bộ phận tiếp nhận kích thích; bộ phận trả lời kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới Câu 3.Ở động vật đa bào: A. Chỉ có hệ thần kinh dạng lưới B. Chỉ có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch C. Chỉ có hệ thần kinh dạng ống D. Cả A, B và C. Câu 4. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì A. duỗi thẳng cơ thể. B. co toàn bộ cơ thể. C. di chuyển đi chỗ khác. D. co ở phần cơ thể bị kích thích. Câu 5. Cho các nội dung sau : (1) các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh (2) động vật đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp 3) phản ứng mang tích chất định khu, chính xác hơn (4) phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể (5) ngành Ruột khoang (6) các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể (7) tiêu tốn nhiều năng lượng (8) tiết kiệm năng lượng hơn Sắp xếp cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bằng cách ghép các đặc điểm tương ứng với mỗi nhóm động vật A. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (5) và (8) B. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (8) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (7) C. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (8) D. hệ thần kinh dạng lưới: (4), (5), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (1), (2), (3) và (8) Câu 6. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
  5. (1) Sự di cư của cá hồi (2) Báo săn mồi (3) Nhện giăng tơ (4) Vẹt nói được tiếng người (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản (7) Xiếc chó làm toán (8) Ve kêu vào mùa hè. Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được? A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7) B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7) C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7) D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8) Câu 17. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập A. in vết B. quen nhờn C. học ngầm D. học khôn Câu 18. Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây (1) kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha (2) hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ (3) tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ (4) cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn (5) chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư (6) chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội (7) vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc Phương án trả lời đúng là A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S B. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7Đ C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7S D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ, 6Đ, 7S Câu 19. Kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính A. vị tha B. bảo vệ lãnh thổ C. kiếm ăn D. sinh sản. Câu 20. Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự : A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp Câu 21. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là A. axêtincôlin và đôpamin B. axê tin cô lin và serôtônin C. serôtônin và norađrênalin D. axêtincôlin và norađrênalin Câu 22. Yếu tố không thuộc thành phân xináp là : A. khe xináp B. cúc xináp C. các ion Ca2+ D. màng sau xináp Câu 23. Chú thích nào cho hình bên là đúng? A. 1 – chùy xináp, 2 – khe xináp, 3 – màng trước xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học B. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – màng sau , 4 – khe xináp, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học C. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – khe xináp, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học D. 1 – màng trước xináp, 2 – chùy xináp, 3 – khe xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học Câu 24. Xung thần kinh là gì: A. Sự xuất hiện điện thế hoạt động
  6. Câu 8: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. B. Diễn ra chủ yếu ở cả cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). D. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. Câu 9: Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối Câu 10: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh cây C. Mô phân sinh lỏng D. Mô phân sinh đỉnh rễ Câu 11: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra Câu 12: Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì A. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm B. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm C. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng để quang hợp D. nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm Câu 13: Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành Câu 14: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây? A. Cây ngày ngắn B. Cây ngày dài C. Cây trung tính D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính Câu 15: Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp . Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin để phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân là vì: A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải C. Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào Câu 16: Cây trung tính là: A. cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng. B. cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày dài vào mùa nóng, C. cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn. D. cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô. Câu 17: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào ? A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gổ sơ cấp nằm phía ngoài. B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong. C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong. D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
  7. A. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực B. chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể C. quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể D. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái Câu 4: Juvenin gây A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sđu biến thành nhộng và bướm Câu 5: Khi trời rét, động vật biến nhiệt trưởng thành và phát triển chậm vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể A. giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng C. giảm, sinh sản tăng B. mạnh hơn tạo nhiều năng lượng để chống rét D. tăng, sinh sản giảm Câu 6: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò A. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tổng hợp protein, kích thích phát triển xương B. kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì C. tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp D. tăng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết để tăng sinh Câu 7: Khi đến mùa rét, sự sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt bị ảnh hưởng vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa A. và sinh sản giảm B. trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét C. trong cơ thể giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng D. trong cơ thể giảm, sinh sản giảm Câu 8: Tirôxin có tác dụng kích thích A. quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể B. chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể C. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực D. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái Câu 9: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn A. FSH B. LH C. HCG D. Progesteron Câu 10: Cho các loài sau: Cá chép; Gà; Thỏ; Muỗi; Cánh cam; Khỉ; Bọ ngựa; Cào Cào; Bọ rùa; Ruồi Có bao nhiêu loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 11: Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi B. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan C. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan Câu 12: Testosterone được sinh sản ra ở A. tuyến giáp B. tuyến yên C. tinh hoàn D. buồng trứng Câu 13: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn A. Phôi B. Phôi và hậu phôi C. Hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh E. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN GỢI Ý Câu 1: Hãy cho biết vai trò của gan, thận trong việc duy trì cân bằng nội môi? Câu 2: Huyết áp trong hệ mạch thay đổi như thế nào? Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?