Hướng dẫn viết đoạn văn Nghị luận ôn thi vào Lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn viết đoạn văn Nghị luận ôn thi vào Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- huong_dan_viet_doan_van_nghi_luan_on_thi_vao_lop_10.docx
Nội dung text: Hướng dẫn viết đoạn văn Nghị luận ôn thi vào Lớp 10
- một ai đó mà mình mong. Thành công và thất bại luôn tồn tại trong mỗi con người. Đây là hai trạng thái xuất hiện nhiều lần trong một người. Có người đi từ thất bại này đến thất bại khác rồi cuối cùng mới chạm đến được với thành công. Để đi đến sự thành công, cần phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, cả những thất bại cần phải đối mặt và bước qua. Những thất bại đó không nhỏ, đó có thể là đánh đổi nhiều thứ khác để đạt được cái mà mình mong. Những thất bại mà chúng ta trải qua không phải đều là bế tắc và con đường cùng. Chính những thất bại mà mình phải gánh chịu chính là kinh nghiệm, sự trưởng thành nhận lấy sau này. Như vậy hà cớ gì không dám thất bại, không dám đánh đổi? Có câu nói “Thất bại là mẹ thành công”. Có thể thấy rằng tầm quan trọng của thất bại đối với thành công, đó chính là nền tảng để chúng ta có thể tự đứng lên và học tập không ngừng. Không có con đường đi nào trải toàn hoa hồng, chỉ có đánh đổi thì mới có thể lâu dài được. Con đường đi của mỗi chúng ta chưa bao giờ bằng phẳng, bởi vậy không nên ngại khó khăn, thử thách, ngại thất bại. Phải trải qua những điều đó thì tự bản thân mới thấy mình trưởng thành và thành công sẽ đên trong nay mai. Bởi vậy chúng ta hãy đừng ngại ngần thất bại để đổi lấy thành công về sau. Những người không dám đối mặt với thất bại là những người không có ý chí và nghị lực, không có quyết tâm vượt qua mọi chuyện. • Đoạn văn 200 chữ bàn về sự Chân Thành Sự chân thành là một thứ phương thuốc thần diệu nhất giúp con người tạo được cho mình một thế quân bình trong đời sống. Sống trong một xã hội cuộc sống thường ngày phải chung đụng cùng bao nhiêu người mà ta bắt buộc phải giao tiếp thường xuyên, nếu trong những cuộc tiếp xúc chúng ta thiếu lòng chân thành tự nhiên sẽ bị mọi người coi thường và tìm phương trốn lánh, nói một cách khác là chúng ta sẽ hoàn toàn bị cô lập. Đó chính là một điều thất bại vô cùng tai hại cho công cuộc tiến thủ cho chúng ta trên bước đường đi tìm tương lai. Ngoài ra lòng thành thật còn giúp chúng ta có thêm một phương tiện để chinh phục lòng người. Nếu một con người sống ngoài xã hội lại thiếu tinh thần ngay thẳng, nghĩa là sống không có lòng thành thật tự nhiên sẽ tạo cho mình một sự thất bại không phương cứu vãn. Một con người có lòng thành thật, luôn luôn bao giờ cũng tôn trọng chữ thành và chữ tín, nhất định sẽ được mọi người sống chung quanh mình ưu đãi bằng tất cả sự kín đáo tha thiết. Ngược lại một người chủ trương lọc lừa, xảo trá, gian ngoa làm bất cứ một công việc gì cũng luôn luôn bị những người chung quanh tìm những cách lánh xa. Lòng chân thành là một thứ tính tình quan hệ để giúp con người bảo toàn được thiên chức làm người của cá nhân, chính lòng chân thành cũng giúp cho con người nêu cao nhân cách. Vì những lý do đó cho nên trong phương diện xử thế vấn đề được đặt ra trước nhất là lòng chân thành, sự thành thật giữa người đối với người là như thế. Con người nếu sống trong xã hội luôn bị những người khác cạnh tranh thì vấn đề chân thành càng phải được bảo toàn hơn bao giờ hết. Vì chân thành, con người mới tạo được những uy tín cho cá nhân mình và làm cho mọi người chung quanh khâm phục, từ chuyện khâm phục cá nhân con người mới có thể nói đến những vấn đề mật thiết lâu bền. Tóm lại, con người muốn thành công trên trường đời bao giờ cũng phải tạo cho mình lòng chân thành tuyệt đối và chỉ có lòng thành thật mới đem đến cho con người sự chiến thắng ở đời mà thôi. (Nguồn: mangthuvien.com) • Đoạn văn 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương
- chiến đấu bảo vệ biển đảo là minh chứng hùng hồn cho phẩm chất cao quý ấy. Trong cuộc sống, đức hi sinh và lòng dũng cảm chính là sống dâng hiến, quên bản thân mình vì người khác. Sự kiện Gạc Ma 1988, các chiến sĩ hải quân đứng thành một vòng tròn bất tử chính là biểu tượng cao đẹp cho sự quên mình vì Tổ quốc. Họ chính là biểu tượng của lòng yêu nước, sự bất khuất, kiên gan, sự hy sinh vô bờ bến – “thà hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ biển đảo”. Thật xúc động biết bao khi những chàng trai - những người con ưu tú đã ngã xuống khi tuổi xuân còn nồng nàn. Họ đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình vì đất nước. Sự anh dũng hi sinh của những người lính hải quân năm nào đã nhắc nhở chúng ta phải biết sống tốt hơn giữa cuộc đời này. Biết ơn những liệt sĩ bao nhiêu ta lại càng căm phẫn bấy nhiêu trước hành động đê hèn của quân xâm lược Trung Quốc. Chúng ta cũng cần lên án những kẻ thiếu sự dũng cảm, trong chiến tranh thì phản bội đồng đội, khi hòa bình thì chỉ biết sống cho riêng mình. Được sống trong hòa bình, mỗi chúng ta phải ghi nhớ công ơn trời biển của thế hệ cha ông. Phải tôn trọng sự thật lịch sử cũng như luôn nêu cao bài học cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. Tuổi trẻ ngày nay phải sống có mục đích, có lý tưởng - nhất là phải có lòng yêu nước. Phải học tập lòng dũng cảm, đức hi sinh, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ khi tổ quốc kêu gọi. Xin được mượn mấy lời ca trong bài hát Tự Nguyện thay cho lời kết: “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng- Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương- Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm- Nếu là người tôi xin chết cho quê hương” • Đoạn văn bàn về Tình Bạn Tình bạn là mối quan hệ không thể thiếu trong đời sống của tất cả chúng ta. Vậy tình bạn là gì? Thiếu nó, cuộc sống của ta sẽ ra sao? Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những tình bạn, đó là sự gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tương đồng về sở thích, tính cách hay lí tưởng. Một tình bạn trở nên đẹp đẽ và cao quý khi ta dành cho đối phương sự tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia; không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau. Giữa dòng đời với biết bao bon chen, xô đẩy, có được một tình bạn chân thành là điều vô cùng may mắn. Bởi đó là niềm vui, là chỗ dựa lớn lao đem đến cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được cho riêng mình những người tri âm tri kỉ như Lưu Bình – Dương Lễ, Bá Nha – Tử Kì hay Nguyễn Khuyến – Dương Khuê Một chút tham lam ích kỉ hay ghen ghét đố kị cũng có thể khiến người gọi là “bạn” kia lợi dụng hay phản bội hòng trục lợi từ ta. Thêm nữa, là bạn tốt không đồng nghĩa với việc bao che, đồng tình với những hành động sai trái của đối phương mà phải mạnh dạn thẳng thắn giúp bạn nhận ra sai lầm và quay lại với con đường đúng đắn. Vì vậy, tất cả chúng ta cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Cách duy nhất để có một người bạn là hãy làm một người bạn. • Đoạn văn ngắn bàn về Tiết Kiệm Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt , dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có
- Đối mặt với thực tế này, ta – những chủ nhân tương lai của đất nước – cần phải làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: tất cả chúng ta cần nghiêm túc học tập, trau dồi tri thức, phát triển khả năng sáng tạo, tư duy khoa học của bản thân. Bởi giờ đây, cơ hội được chia đều cho tất cả. Tiến bước thật mạnh mẽ và tiếp nhận thành quả văn minh nhân loại hay mãi mãi tụt lại phía sau, câu trả lời phụ thuộc hoàn toàn vào sự nỗ lực của bạn. Làm bài nghị luận xã hội, thật đơn giản 1-Hiểu đơn giản về bài làm văn nghị luận xã hội. 1.1.Về nội dung cần đạt tới: Bài làm văn về nghị luận xã hội là một bài tập làm văn mà ở đó yêu cầu học sinh nêu được: + Quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề xã hội nào đó (được nêu trong yêu cầu của đề bài) bàng hình thức Bình và bàn luận mở rộng. +Xác định được bài học cho bản thân trên các khía cạnh: Nhận thức được gì sau khi bàn luận và tự nêu được hành động / hoặc đề xuất những biện pháp góp phần làm cho vấn đề vừa bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống. 1.2. Về hình thức cần đạt tới. + Bài NLXH theo mức độ yêu cầu của đề thi TNTHPT có dung lượng khoảng 500-700 chữ, hoặc có thể ít hơn. + Bố cục 3 phần (ĐVĐ- GQVĐ- KTVĐ) như các bài văn khác. Phần Giải quyết vấn đề được tổ chức bằng một số đoạn văn. +Yêu cầu lập luận (Lý lẽ) chặt chẽ kết hợp minh chứng, diễn đạt logic mạch lạc và trình bày sáng sủa. 2-Phân biệt các dạng của Nghị luận xã hội Nghị luận XH có 2 dạng cơ bản dành cho học sinh bậc THPT đó là: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống 2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Là một dạng đề của nghị luận xã hội. Đề tài được đưa ra trong đề là những vấn đề về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú. Các vấn đề tiêu biểu thường gặp là : - Nhận thức :Lí tưởng, mục đích sống. - Tâm hồn, tích cách : Lòng yêu nước, nhân ái, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ba hoa, ích kỉ, vụ lợi - Quan hệ gia đình :Tình mẫu tử, tình anh em. - Quan hệ xã hội :Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn. - Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống. 2. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Nghị luận về một hiện tượng đời sống : Là một dạng đề của nghị luận xã hội. Đề tài đưa ra trong đề là những vấn đề về một hiện tượng thường xảy ra, thường gặp trong đời sống và lấy hiện tượng đó để bàn bạc. Các đề tài để bàn bạc gần gũi với đời sống và sát hợp trình độ nhận biết xã hội của học sinh như: -Tai nạn giao thông - Hiện tượng ô nhiễm môi trường.
- Ý 2. Bình luận (Nêu quan điểm của mình về vấn đề) - Bình: khẳng vấn đề vừa xác định (ở phần giải thích là đúng hay sai hoặc có ý đúng, đồng thời cũng có ý sai theo quan điểm của mình. - Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh. Ý 3. Luận: bàn bạc và bày tò ý kiến của người viết đối với vấn đề ( Phê phán cái xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực) Ý 4. Phương hướng của bản thân người viết Sau khi bình luận (Làm gì để đạt mục tiêu như bình luận) C. KẾT BÀI - Tóm lược nội dung đã trình bày - Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận. - Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người. 4.1. Mô hình thực hiện bài viết qua trả lời câu hỏi Ø ĐỐI VỚI BÀI VĂN VỀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI A. MỞ BÀI - Yêu cầu: Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận. - Định hướng thực hiện thông qua trả lời các câu hỏi. + Hiện tượng này xuất hiện từ bao giờ ở đâu? Hỗ trợ trả lời: Những năm gần đây, những tháng gần đây, hiện nay/ Tại Việt nam, thế giới, Đông nam á . + Hiện tượng này tạo nên ảnh hưởng gì cho xã hội con người? Hỗ trợ trả lời: Làm cho xã hội rối loạn, nhức nhối/ làm cho con người đau khổ/ ) + Tính cấp thiết của vấn đề ở chỗ nào? Hỗ trợ trả lời: Vấn đề đã thành mối quan tâm của mọi người/ thành bức xúc của con người/ tất cả đang tìm mọi biện pháp để khắc phuc, loại trừ nó xây dựng một xã hội lành mạnh) B. THÂN BÀI Ý 1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận - Yêu cầu : Trình bày được biểu hiện của hiện tượng trong thực tế. - Định hướng thực hiện thông qua trả lời các câu hỏi. + Nhờ đâu em biết những biểu hiện này? Hỗ trợ trả lời: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng/ qua bài giảng của cô giáo/ qua chứng kiến thực tế ( có thể nêu rõ em biết qua đài nào, báo nào ) + Hiện tượng diễn ra trên quy mô nào? Hỗ trợ trả lời: Diễn ra quy mô rộng (Hay hẹp) trên địa bàn toàn quốc/ Các tỉnh thành phố/ thôn xóm/ hay nhà trường. ( có thể nêu rõ các số liệu về người, thiệt hại em biết ) + Mức độ diễn ra? Hỗ trợ trả lời: Diễn ra thường xuyên từng ngày từng giờ Hay hạn chế trong thời gian ngắn? + Đối tượng tham gia thực hiện các hành vi này? Hỗ trợ trả lời: Mọi người/ thanh thiếu niên/ ( có thể nêu rõ số liệu về người, vụ việc em biết )
- - Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận. B. THÂN BÀI Ý 1. Giải thích để chỉ ra vấn đề cần nghị luận là gì. Hỗ trợ trả lời: Những từ ngữ nào quan trọng trong đề, chúng có ý nghĩa gì? Tổng hợp ý của các từ ngữ vừa giải thích thì đề muốn đề cập đến nội dung gì? (Đây là nội dung cần bình luận). Ý 2. Bình (Nêu quan điểm của mình về vấn đề), khẳng vấn đề vừa xác định (ở phần giải thích) là đúng hay sai hoặc có ý đúng, đồng thời cũng có ý sai theo quan điểm của mình. Hỗ trợ trả lời: Vấn đề vừa nêu đúng hoặc sai vì sao? - Nếu vấn đề dúng thường có biểu hiện sau đây: Nó phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam/ Mang lại giá trị cho con người về cuộc sống tốt đẹp/ Nó giáo dục những điều tốt để con người vươn lên chinh phục cuộc sống. Nó được mọi người thừa nhận yêu mến và làm theo. - Nếu vấn đề là sai thì dùng lý luận phê phán ngược lại những ý trên. - Nếu vấn đề có chỗ đúng có chỗ sai thì dùng 2 loại ý kiến khẳng định hoặc phê phán theo gợi ý. - Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh. Hỗ trợ trả lời: Dẫn chứng từ cụ thể cuộc sống, hoặc sách vở báo chí thông tin về việc con người đã làm theo nó như thế nào?đã có ai răn dạy điều tương tự? Có tấm gương tiêu biểu nào? Có số liệu cụ thể gì? Ý 3. Luận: bàn bạc và bày tò ý kiến của người viết đối với vấn đề ( Phê phán cái xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực) + Vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống Xh (Bài phê phán)? Hỗ trợ trả lời: Làm cho hình ảnh đất nước xấu đi trong con mắt bạn bè thế giới/ Nền kinh tế, chậm phát triển vì những chi phí vô nghĩa/ an ninh đất nước trở nên phức tạp, gây khó khăn cho quản lý/ Để lại hàng loạt những vấn đề khác cho Xh phải giải quyết : bảo hiểm thất nghiệp, y tế, trợ giúp nhân đạo phải hỗ trợ cho hậu quả gây ra +Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào? Hỗ trợ trả lời: Ảnh hưởng dến học tập tu dưỡng? Đến kinh tế gia đình? Đến đời sống tình cảm quan hệ với mọi người? Đến sức khỏe? uy tín và tương lai bản thân? Ghi chú: Nếu là bài ca ngợi bênh vực thì làm ngược lại theo hướng dẫn trên. Ý 4. Phương hướng của bản thân người viết Sau khi bình luận (Làm gì để đạt mục tiêu như bình luận) Hỗ trợ trả lời: - Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/ Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng. - Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động đúng trước (vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương tốt. C. KẾT BÀI - Tóm lược nội dung đã trình bày Hỗ trợ trả lời: Những lý giải, phân tích và chứng minh trên đây đã làm rõ vấn đề .đồng thời cũng chỉ rõ những nguyên nhân, hậu quả/kết quả của nó . Mặt khác bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục . - Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
- Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức. Nào - Sao - Cảm • Nào: thế nào? • Sao: tại sao? • Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân? Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài. 3. Kết bài Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này: • Tóm: tóm tắt vấn đề • Rút: rút ra kết luận gì • Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả. Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận XH I.Hướng dẫn chung Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách: – Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết. Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận. – Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết. Những bạn học yếu nên mở bài theo cách thứ nhất ( không phải nghĩ nhiều, nhưng không được điểm giỏi) * Ví dụ minh họa 1 Đề bài :Bàn về quan niệm sống. – Mở bài trực tiếp: Trong cuộc sống mỗi người đều có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống vì tiền tài danh vọng mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống.Quan niệm sống tốt là sự hài hòa giữa danh vọng ,tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con người với thiên nhiên,không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc hết mình -Mở bài gián tiếp: Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm “ Nếu không có mục đích ,anh không làm được gì cả.Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình
- 2. Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. T ác phẩm “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ .là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn .( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích) 3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà ” .” Của nhà văn/ nhà thơ là một trong những đóng góp như vậy. Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc (Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví dụ: Tây Tiến, 4. Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh con ng VN có tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhà văn . Với nhân vật 5. Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật . của nhà văn/ nhà thơ Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A-phủ . 6. Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ. trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến tác phẩm . Cách viết phần kết bài trong văn nghị luận Để viết được một bài văn nghị luận hay thì việc nắm được các kĩ năng phân tích đề, kĩ năng lập ý, lập dàn ý, kĩ năng lập luận và các thao tác nghị luận là rất quan trọng. Bên cạnh đó, mở bài và kết bài cũng là một kĩ năng rất quan trọng. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kết bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc. Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Tuy nhiên, một số bạn chưa biết cách viết phần kết bài, hoặc do thời gian gấp gáp, áp lực tâm lí trong phòng thi, nên không biết kết bài như thế nào. Bài viết này cô sẽ hướng dẫn các em viết phần kết bài trong văn nghị luận. Hướng dẫn chung
- phúc thực sự, mỗi người phải biết cách dùng tiền tài như một phương tiện để gây dựng và bảo vệ hạnh phúc, không nên để đồng tiền điều khiển ta. *Ví dụ minh họa 3 Đề bài: Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.Từ ý kiến trên, anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta có cuộc sống thanh bình hơn 30 năm qua là phải đổi biết bao máu xương của cha, ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc nàv. Chúng ta cần phải “sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận” đế xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha thiết của những người ngã xuống cho quê hương. Trách nhiệm sống của mỗi chúng ta là luôn rèn luyện nhân phẩm, năng lực tri thức để làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, trong đó cần tuyên chiến một cách dũng cảm nhất với thói vô trách nhiệm và lối sống đạo đức giả. Tóm lại: Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù kết bài theo kiểu nào đi chăng nữa thì cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết để lại ấn tượng cho người đọc và nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề đã được nghị luận. Kết bài hay phải vừa đóng lại, chốt lại, phải vừa mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc. Mẹo viết phần kết bài trong tình thế cấp bách Cách Kết bài bằng cách tóm lược dễ làm nhất. Khi chỉ còn vài phút, các em có thể kết bài chung chung, tất nhiên nếu làm như vậy sẽ không được điểm cao, nhưng “có còn hơn không”, các em sẽ gỡ được 0,5 điểm bố cục, vì nếu 2 phần kia làm tốt mà không có kết bài thì sẽ bị mất 0,5 điểm . Mặt khác còn gây cụt hứng, mất thiện cảm ở người chấm. Nếu đề bài cho phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm, hoặc phân tích đoạn thơ, thì kết bài các em có thể “khen” (hoặc chê ) chung chung , cứ khen nhân vật, khen tác phẩm hay, khen nghệ thuật đặc sắc . Hoặc đề bài nghị luận về tư tưởng đạo lí thì khen (hoặc chê) tư tưởng đạo lí đó, liên hệ bản thân . Nghị luận về hiện tượng tiêu cực thì chê hiện tượng đó *Ví dụ minh họa 4 +VD: Tìm hiểu “Mình”, “ta” và “ai” trong “Việt Bắc” của Tố Hữu. Tóm lại, “mình”, “ta”, “ai” là những từ xưng hô đã được Tố Hữu sử dụng linh hoạt trong “Việt Bắc” để tạo nên sự gắn bó rất thú vị giữa người ở, người đi, tạo nên sự bâng khuâng, bịn rịn, không thể tách rời giữa Việt Bắc với những người đã gắn bó với quê hương cách mạng, thủ đô gió ngàn. +VD :Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường để hành tinh của chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.