Kiểm tra cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

docx 9 trang Trần Thy 11/02/2023 10500
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_hoc.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 801 Câu 1: Trong giờ làm việc, mặc dù không được đồng ý của trưởng phòng K, Anh X nhân viên văn phòng đã tự ý bỏ việc công ty tham gia buổi tiệc sinh nhật của anh L. Trong buổi tiệc, do nghi ngờ anh T bạn làm chung với anh L có quan hệ tình cảm với bạn gái của mình là chị C nên 2 bên đã to tiếng sỉ vả nhau thậm tệ, quá tức giận anh T đã dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu anh X gây thương tích nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Trong trường hợp trên, những ai sau đây vi phạm kỷ luật? A. Anh X và trưởng phòng K. B. Anh L và anh T. C. Anh X. D. Anh X và anh T. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội A. thôn tính thị trường. B. cân bằng giới tính. C. duy trì lạm phát. D. tiếp cận việc làm. Câu 3: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Trong trường hợp này, ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 4: Chị H và anh T kết hôn và có một số tài sản chung, gần đây em gái của chị H làm nhà, chị H đã chuyển khoản cho em gái năm mươi triệu đồng mà không hỏi ý kiến của chồng làm anh T rất bức xúc. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Hôn nhân. B. Nhân thân. C. Dân sự. D. Tài sản. Câu 5: Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh. B. trách nhiệm pháp lí. C. nghĩa vụ pháp lí . D. nghĩa vụ trong kinh doanh. Câu 6: Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều được A. thu hồi trái phiếu chính phủ. B. chủ động tìm kiếm thị trường. C. quyết toán ngân sách quốc gia. D. từ chối hoạt động kiểm toán. Câu 7: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của quyền bình đẳng trong A. văn hóa. B. xã hội. C. lao động. D. kinh doanh. Câu 8: Bạn A (16 tuổi) là học sinh lớp 11 không sử dụng xe trên 50 cm3 đi học. Như vậy, bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 9: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. Là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức. B. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. C. Bình đẳng trong kinh doanh. D. Bình đẳng trong lao động. Câu 10: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có A. ý thức. B. mục đích. C. kế hoạch. D. ý chí.
  2. A. nguy hiểm cho xã hội. B. ảnh hưởng quy tắc quản lí. C. tác động quan hệ nhân thân. D. thay đổi quan hệ công vụ. Câu 25: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các A. thành phần dân cư. B. dân tộc. C. địa phương. D. tầng lớp xã hội. Câu 26: Anh A là công chức của Ủy ban nhân dân huyện X, anh A đã nhận 40 triệu đồng và làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho chị B, Anh A đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỉ luật. B. Hình sự và kỉ luật. C. Dân sự. D. Hành chính và dân sự. Câu 27: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây? A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Xã hội. D. Chính trị. Câu 28: Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm A. chưa lộ diện. B. phải có lỗi. C. bị nghi ngờ. D. được bảo mật. Câu 29: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông T cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? A. Ông A và ông B. B. Ông A, ông B và ông T. C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A và ông T. Câu 30: Hiện nay, một số doanh nghiệp không tuyển nhân viên là nữ, vì cho rằng lao động nữ được hưởng chế độ thai sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp đã vi phạm nội dung nào dưới đây của bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. Bình đẳng trong sử dụng lao động. D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. HẾT ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 801 1 C 6 B 11 A 16 A 21 A 26 B 2 D 7 D 12 C 17 D 22 A 27 B 3 D 8 B 13 B 18 B 23 C 28 B 4 D 9 C 14 B 19 C 24 A 29 B 5 B 10 B 15 A 20 B 25 B 30 B SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 802 Câu 1: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo
  3. Câu 14: Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì pháp luật A. dự kiến sửa đổi. B. chuẩn bị thử nghiệm. C. quy định phải làm. D. thăm dò dư luận. Câu 15: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung của quyền bình đẳng nào sau đây? A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong mua bán. C. Bình đẳng trong lao động. D. Bình đẳng trong sản xuất. Câu 16: Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. B. Bình đẳng giữa các cháu với nhau. C. Bình đẳng giữa vợ và chồng. D. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. Câu 17: Nhà nước luôn quan tâm hổ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên tiến kịp trình độ chung của cả nước, là nội dung bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào sau đây? A. Văn hóa. B. Giáo dục. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 18: Anh C cùng vợ cố ý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn khiến hai khách hàng bị tử vong. Vợ chồng anh C phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và hành chính. B. Hành chính và kỉ luật. C. Hình sự và dân sự. D. Dân sự và hành chính. Câu 19: Phương án nào dưới đây thuộc hình thức thi hành pháp luật? A. Giám đốc công ty ra quyết định tiếp nhận cán bộ. B. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. C. Đi xe máy không vượt đèn đỏ. D. Không đốt pháo, vận chuyển pháo. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 21: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Trách nhiệm, tự nguyện, bình đẳng. B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. C. Tự do, dân chủ, bình đẳng. D. Công bằng, tự nguyện, dân chủ. Câu 22: So với lao động nam, lao động nữ có quyền ưu đãi riêng trong việc A. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. B. tiếp cận việc làm. C. đóng bảo hiểm xã hội. D. giao kết hợp đồng lao động. Câu 23: Không thuyết phục được chồng là anh A cho mình đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nên chị B bỏ về nhà mẹ đẻ là bà P để sinh sống. Vì cần tiền cho con trai đi du học, bà P liên tục gây sức ép, buộc chị B con gái mình phải bí mật rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng chị và đưa cho bà 200 triệu đồng. Chị B và bà P cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây ? A. Hôn nhân và gia đình . B. Huyết thống và dòng tộc . C. Tài chính và công vụ . D. Chiếm hữu và định đoạt . Câu 24: Cán bộ sở X là chị K bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và hành chính. B. Hành chính và dân sự. C. Hình sự và kỉ luật. D. Hành chính và kỉ luật. Câu 25: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp K, công nhân T đã rủ các anh A, B, C cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ nên T ra phòng bảo vệ nhờ anh M là bảo vệ công ty để đổi tiền lẻ. Do thua nhiều, anh T có hành vi gian lận nên bị anh A lao vào đánh gãy chân. Theo em, trong trường hợp này, những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Anh A, B, C, và bảo vệ M. B. Anh A, B, C và T. C. Anh A, B, C,T và bảo vệ M. D. Anh A và T .
  4. A. quyền được giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. quyền được giữ gìn các phong tục, tập quán của địa phương. D. xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản. Câu 5: Đặc trưng nào dưới đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính cưỡng chế. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 6: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. quy định phải làm. B. quy định cho làm. C. không cho phép làm. D. cho phép làm. Câu 7: Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc A. thực hiện vai trò của công dân. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện quyền. D. chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 8: Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây? A. Tình cảm. B. Tôn giáo. C. Nhân thân. D. Hôn nhân. Câu 9: Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều được chủ động A. mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh. B. thâu tóm thị trường kinh doanh. C. thúc đẩy quá trình lạm phát. D. duy trì khủng hoảng trong kinh tế. Câu 10: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Văn hóa. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Giáo dục. Câu 11: Anh H đã sử dụng các quy định của luật hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình được kết hôn với chị B. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. B. Phát huy quyền làm chủ của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Phát huy quyền tự chủ của công dân. Câu 12: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thuộc loại vi phạm nào sau đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm công vụ. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm quy chế. Câu 13: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ A. dân sự và xã hội. B. nhân thân và tài sản. C. tài sản và sở hữu. D. nhân thân và lao động. Câu 14: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Lấn chiếm công trình giao thông. B. Tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả. C. Từ chối nhận tài sản thừa kế. D. Xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép. Câu 15: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 16: Công dân các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập, là nội dung bình đẳng về A. chính trị. B. giáo dục. C. văn hóa. D. kinh tế. Câu 17: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở, nguyên tắc nào dưới đây?
  5. Câu 29: Ông A cho ông B vay 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn sau 2 năm sẽ trả. Vì kinh doanh thua lỗ nên ông B chưa trả hết nợ. Ông A đã thuê anh C và anh D đến đập phá đồ đạc, đánh ông B và lấy xe máy của ông B để trừ nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị anh C đánh trọng thương vùng đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Ông A và anh C. B. Ông A, anh C, anh D. C. Anh C. D. Ông A, ông B, anh C. Câu 30: Cán bộ xã X là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông D được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Hành chính và dân sự. HẾT ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 803 1 B 6 D 11 C 16 B 21 D 26 A 2 A 7 B 12 C 17 B 22 A 27 A 3 C 8 C 13 B 18 C 23 A 28 C 4 B 9 A 14 B 19 D 24 D 29 B 5 C 10 C 15 D 20 C 25 D 30 A