Kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

docx 3 trang Trần Thy 09/02/2023 14140
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TỈNH QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đời nối đời sống trong cát bỏng Kiệm từng hạt nước lá thành gai Mặc cho thiên hạ chê còi cọc Cứ lặng lẽ xanh giữa rạc rài Ngậm chút sương đêm ru ngày nắng Dành hơi mưa hát với gió Lào Nung nấu nhiệt tâm thành hoa lửa Chiếu vàng soi đỏ tận trăng sao Người khôn “di thực” sang màu mỡ Kẻ dại cỗi cằn bám đất quê Cố thổ dẫu nghèo nhưng đẹp lắm Đi đâu cũng nôn nả quay về! (Trích Xương rồng, Nguyễn Ngọc Hưng in trong Bài ca con dế lửa, NXB Hội Nhà văn, trang 20) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Tìm những từ ngữ cho thấy hoàn cảnh sống khắc nghiệt của xương rồng. Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ: Ngậm chút sương đêm ru ngày nắng Dành hơi mưa hát với gió Lào Câu 4. (1.0 điểm) Bài học về lẽ sống mà anh/chị rút ra được từ đoạn trích. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu viết: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi. - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 12, tập Hai, NXB Giáo dục tr.71,76,) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn. -HẾT-
  2. II. Làm văn: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật 7.0 người đàn bà hàng chài qua đoạn trích. Từ đó nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề 0.5 nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.5 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 5.0 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: a. Nội dung: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích. * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài qua đoạn trích: - Người đàn bà yêu thương con tha thiết: “sống cho con chứ không phải sống cho mình”. - Người đàn bà biết chắt chiu hạnh phúc đời thường: + Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no + Biết trân quý những giây phút vợ chồng con cái “sống vui vẻ, hòa thuận”. - Người đàn bà sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời: + Hiểu được cuộc sống trên thuyền cần có một người đàn ông để “chèo chống khi phong ba”, “nuôi nấng đặng một sắp con”. + Ý thức được thiên chức của người phụ nữ: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”. * Nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn: - Nhà văn đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, bế tắc của cuộc sống người dân chài. - Trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ, khuất lấp bên trong tâm hồn con người. b. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ nhân vật gần gũi, chất phác; - Giọng điệu khẩn khoản, chiêm nghiệm, suy tư, 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc về 0.5 vấn đề nghị luận 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0.5 tiếng Việt. -HẾT-