Kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chung)

docx 8 trang Trần Thy 11/02/2023 9300
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chung)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_co_h.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chung)

  1. SỞ GDĐT TỈNH KIỂM TRACUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT Môn: NGỮ VĂN, LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than? Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời Sáng hôm sau, Điền ngồi viết, giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà. (Trích Giăng sáng, Tuyển tập Nam Cao, Tập một, NXB Văn học, 2003, tr.317-318) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Trong đoạn trích, trăngđược miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật nhàvăn Điền khi nói về nghệ thuật, về văn chương trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm Cảm nhận của anh,chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra
  2. thực để viết ra những điều giả dối, phù phiếm mà phải đồng cảm và phản ánh “tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được các nét tâm trạng của nhân vật hoặc có cách diễn đạt tương đương:1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 hoặc 2 nét tâm trạng: 0,5 điểm. 4 Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạngnhân vật của Nam Cao 0,5 trong đoạn trích: miêu tả tinh tế các sắc thái tâm trạng; ngôn ngữ tạo hình, gợi cảm; giọng điệusâu lắng, triết lí; Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. Lưu ý:Học sinh trả lời các ý trongĐáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 bản thân về vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có tính tự chủ trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: Tính tự chủ giúp con người làm chủ được chính mình, có ý thức cao và tự giác trong mọi việc, tự tin vào khả năng, năng lực của cá nhân, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ, công
  3. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 Cảm nhận của anh,chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích Hướng dẫn chấm: -Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và vấn đề 0,5 cần nghị luận (0,25 điểm) *Cảm nhận nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích. 2,5 - Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần đầu của tác phẩm Chí Phèo, diễn tả tiếng chửi của Chí Phèo sau khi ở tù về. - Nhân vật Chí Phèo thể hiện qua tiếng chửi: + Chí Phèo chửi vì hắn say rượu. Hành động chửi của Chí đã thành qui luật thường kì: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi ” + Phạm vi tiếng chửi của Chí Phèo hẹp dần: Từ trời - đời - cả làng Vũ Đại - cha đứa nào không chửi nhau với hắn – đến cuối cùng là đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. + Nam Cao không nói rõ nguồn gốc của Chí Phèo: Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết nhưng rõ ràng Chí Phèo là một hiện tượng có thật, một sản phẩm tất yếu cùa xã hội thực dân nửa phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đẻ ra hiện tượng Chí Phèo chính là chế độ xã hội bất công thối nát đương thời. + Với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp, một cách thức biểu hiện niềm khát khao được hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra
  4. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích : 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn trích thể hiện thành công bi kịch tha hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo, tiêu biểu cho số phận chung của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, đồng thời cho thấy niềm xót xa, cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước nỗi đau của con người và niềm khát khao hòa nhập với cộng đồng để được làm người của họ; - Đoạn trích còn bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ, đi sâu vào khai thác diễn biến nội tâm của nhân vật Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắnNam Cao; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.