Kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 3 trang Trần Thy 10/02/2023 8300
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT . KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT Môn: Lịch sử – Lớp: 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Câu 1. Những thắng lợi quân sự nào của ta làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão. B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. D. Vạn Tường, Núi Thành, An Lão. Câu 2. Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ 1954? A. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. B. Đất nước hoàn toàn được giải phóng. C. Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. D. Thực hiện chủ trương của Đảng đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Câu 3. Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, buộc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược A. “Đông Dương hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 4. Một trong những thủ đoạn của Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) là A. dồn dân lập “ấp chiến lược” B. lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ mới (MACV). C. sử dụng “trực thăng vận”. D. hành quân “tìm diệt” và “bình định”. Câu 5. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam trong những năm 1961 - 1973 đều là A. tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt”. B. tiến hành bằng quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ. C. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới. D. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 6. Ý nào dưới đây là nội dung của Hiệp định Pari năm 1973? A. các bên thực hiện ngừng bắn, tiến hành tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. B. các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. C. nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do. D. Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm. Câu 7. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam? A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị. C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền. D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. Câu 8. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. hoàn thành cải cách ruộng đất. D. thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Câu 9. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược? A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức A. chiến tranh xâm lược thực dân mới. B. của “Chiến tranh tổng lực”. C. chiến tranh xâm lược thực dân cũ. D. Mĩ hóa chiến tranh Việt Nam. Câu 11. Thắng lợi ngoại giao của nhân dân Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) là A. tiến hành Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. B. thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. C. buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Pari. D. thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Câu 12. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đều A. đánh dấu chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. quy định về khu vực tập kết, chuyển quân và phạm vi chiếm đóng. C. là văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. D. cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh.
  2. 1 B 6 C 11 A 16 A 21 C 26 D 2 A 7 D 12 C 17 D 22 A 27 A 3 B 8 A 13 B 18 C 23 B 28 C 4 D 9 A 14 A 19 B 24 B 29 C 5 C 10 A 15 B 20 D 25 D 30 D