Kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Tân Yên (Có đáp án)

docx 3 trang Trần Thy 10/02/2023 7360
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Tân Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Tân Yên (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HUYỆN TÂN YÊN Năm học 2021-2022 Môn: SINH HỌC 9 Đề gồm 02 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Cây lá lốt là cây thân thảo mọc hoang ở những nơi râm mát, dưới bóng cây khác. Cây lá lốt thuộc nhóm thực vật A. ưa ẩm. B. chịu hạn. C. ưa khô. D. ưa sáng. Câu 2: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. ổ sinh thái. B. giới hạn sinh thái. C. khoảng chống chịu. D. khoảng thuận lợi. Câu 3: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ A. cạnh tranh. B. hội sinh. C. kí sinh. D. cộng sinh. Câu 4: Nhóm sinh vật nào dưới đây gồm toàn động vật hằng nhiệt? A. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi. B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo. C. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. D. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu. Câu 5: Rừng mưa nhiệt đới là một A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật. C. quần xã động vật. D. quần xã thực vật. Câu 6: Mật độ của quần thể là A. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị diện tích của quần thể. B. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. C. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định. D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Câu 7: Độ đa dạng về loài của quần xã là A. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. C. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Câu 8: Nhóm tuổi gồm các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể là A. nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm sinh sản và lao động. C. nhóm tuổi trước sinh sản. D. nhóm tuổi sinh sản. Câu 9: Trong quần xã, các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau theo kiểu A. hội sinh và cạnh tranh. B. kí sinh, nửa kí sinh. C. hỗ trợ và cạnh tranh. D. cộng sinh và cạnh tranh. Câu 10: Tập hợp sinh vật nào sau đây được xem là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây trong rừng Cúc Phương. B. Tập hợp cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn. C. Tập hợp các loài sâu trong rừng Tam Đảo. D. Tập hợp cá ở Hồ Tây. Câu 11: Đặc trưng nào dưới đây không là đặc trưng của quần thể? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ. C. Tỉ lệ giới tính. D. Thành phần loài. Câu 12: Môi trường sống của sán lá gan là A. Trong lòng đất. B. nước. C. sinh vật. D. trên cạn Câu 13: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha. - Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha. - Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha.
  2. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/a A B D A B D C A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/a D C D B A D C C B B B. PHẦM TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1.1 - Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật 0,5 - Có 4 loại môi trường sống: Môi trường mặt đất – không khí; môi trường 0,5 nước; môi trường trong đất; môi trường sinh vật 1.2 - Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): mức độ ngập nước, độ dốc 0,5 của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, thảm lá khô. - Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): kiến, rắn hổ mang, cây cỏ, sâu ăn 0,5 lá, chim ăn sâu. 2.1 - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một 0,5 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. - Có 0,25 - Vì tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống, 0,25 2.2 - Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị 0,5 diện tích hay thể tích. - Mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì 0,5 mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, mức sinh sản và tử vong của quần thể. 2.3.a - Đúng. 0,25 - Vì chim ăn sâu ăn sâu, mà sâu là SVTT bậc 1. 0,25 2.3.b - Đúng 0,25 -Vì chim đại bàng ăn chim ăn sâu, mà chim ăn sâu là ĐV ăn thịt bậc 1. 0,25 Hết