Kỳ thi chọn họ sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 12 (Chuyên) - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có đáp án)

docx 6 trang Trần Thy 10/02/2023 8180
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn họ sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 12 (Chuyên) - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_chon_ho_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_12_chuyen.docx

Nội dung text: Kỳ thi chọn họ sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 12 (Chuyên) - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LẠNG SƠN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Lịch sử CHUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang, 05 câu) Câu 1 (4,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào”. Từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896), anh/chị hãy làm rõ quan điểm trên. Câu 2 (4,0 điểm). Vì sao năm 1929 ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản? Anh/chị hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh này. Câu 3 (4,0 điểm). Trình bày và nhận xét phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam được đề ra trong các hội nghị do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trì vào tháng 11 - 1939, tháng 5 - 1941 và tháng 3 - 1945. Câu 4 (4,0 điểm). Xuất phát từ những lí do nào Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định “đánh lâu dài” là một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)? Câu 5 (4,0 điểm). Vì sao những năm 90 của thế kỉ XX, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển trọng tâm hợp tác sang lĩnh vực kinh tế? Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị số 1: Chữ kí giám thị số 2:
  2. * Nguyên nhân diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản: - Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác phát triển mạnh mẽ, kết thành một làn 0,5 sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng. - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ khả năng để tiếp 0,5 tục lãnh đạo cách mạng. Yêu cầu đặt ra phải thành lập một chính đảng, nhưng nhận thức đó diễn ra không đồng đều trong các hội viên của tổ chức này. - Bắc Kì là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất cả nước, có số lượng hội viên đông Vì vậy, họ sớm nhận thấy sự cần thiết phải 0,5 thành lập một chính đảng vô sản. - Phong trào cách mạng ở Trung Kì, Nam Kì không phát triển mạnh như Bắc Kì, do đó những người đứng đầu tổ chức Thanh niên chưa nhìn thấy 0,5 yêu cầu cấp thiết phải thành lập chính đảng vô sản. - Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5 - 1929) ở Hương Cảng (Trung Quốc) diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt xung 0,5 quanh vấn đề thành lập Đảng. Đại biểu Bắc Kì đưa ra yêu cầu thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội ra về. * Kết quả của cuộc đấu tranh - Tháng 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại 0,25 số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. - Khoảng tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng 0,25 đã nhận thức được yêu cầu phải thành lập đảng cộng sản nên quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng. - Tháng 9 - 1929, những người giác ngộ cộng sản trong tổ chức Tân Việt 0,25 Cách mạng đảng tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. * Ý nghĩa - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã 0,25 thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. - Ba tổ chức cộng sản ra đời là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, điều kiện 0,25 cho sự thành lập Đảng đã chín muồi. - Sự ra đời các tổ chức cộng sản nửa sau năm 1929 là bước chuẩn bị trực 0,25 tiếp cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Câu 3 Trình bày và nhận xét phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam được đề ra trong các hội nghị do Đảng Cộng sản Đông Dương 4,0 chủ trì vào tháng 11 - 1939, tháng 5 - 1941 và tháng 3 - 1945.
  3. * Đánh lâu dài là một trong những nội dung căn bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “cuộc kháng 0,5 chiến của ta rất lâu dài và gian khổ”. * Nguyên nhân - Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch trong buổi đầu kháng chiến. Ta tuy có thế mạnh về chính trị, tinh thần, nhưng yếu hơn địch về 0,75 kinh tế và quân sự. Tương quan lực lượng chênh lệch không bảo đảm cho cuộc kháng chiến của ta giành thắng lợi nhanh chóng. - Đảng chủ trương kháng chiến lâu dài vì ta cần có thời gian để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa kháng chiến, vừa xây dựng hậu phương, tranh 0,75 thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế. - Thực hiện kháng chiến lâu dài nhằm chống lại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp; không cho địch phát huy lối đánh sở 0,75 trường của chúng, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. - Kháng chiến lâu dài có thể đưa địch vào tình thế bị sa lầy trong chiến tranh. Đội quân viễn chinh có thể gặp khó khăn lớn kinh tế; bị tiêu hao 0,75 dần về lực lượng - Trên cơ sở thực hiện phương châm “đánh lâu dài”, làm thay đổi dần 0,5 tương quan lực lượng giữa ta và địch, từng bước giành thắng lợi, tiến lên tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định. Câu 5 Vì sao những năm 90 của thế kỉ XX, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam 4,0 Á (ASEAN) chuyển trọng tâm hợp tác sang lĩnh vực kinh tế? - Trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khẳng định mục tiêu của tổ chức là: thúc đẩy sự hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa 0,5 bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, thời kì đầu, hợp tác kinh tế thương mại hết sức lỏng lẻo, không hiệu quả. - Đến những năm 90 (thế kỉ XX), bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trên lĩnh vực an ninh chính trị, thì các nước ASEAN nhấn mạnh đến hợp tác kinh 0,25 tế. Sở dĩ như vậy vì các lí do sau: * Do tác động của quan hệ quốc tế cuối những năm 80 – đầu những 0,5 năm 90 (thế kỉ XX). Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, quan hệ quốc tế chuyển từ tình trạng căng thẳng, đối đầu sang hòa hoãn, đối thoại, 0,25 hợp tác. Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng của xu thế này. * Do tác động của xu thế phát triển kinh tế trên thế giới, buộc ASEAN 0,5 phải hợp tác về kinh tế. - Cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thập niên 80 (thế kỉ XX) dẫn đến xuất hiện xu thế toàn cầu hoá. Xu thế này 0,25 buộc tất cả các nước trên thế giới phải tìm cách thích nghi để phát triển. - Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, các nước trên thế giới đều có sự điều chỉnh trong đường lối phát triển đất nước, trong đó, kinh tế - tài chính trở thành nhân tố hàng đầu, là nội dung cơ 0,25 bản trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, các nước đều xác định phát triển kinh tế làm trung tâm .