Kỳ thi chọn họ sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có đáp án)

docx 5 trang Trần Thy 10/02/2023 12560
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn họ sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_chon_ho_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc.docx

Nội dung text: Kỳ thi chọn họ sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LẠNG SƠN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Lịch sử lớp 12 THPT ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang, 05 câu) Câu 1 (4,0 điểm). “Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất cho độc lập, tự do”. (Lịch sử 12, trang 119, NXB Giáo dục). Qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta (1858 - 1884), anh/chị hãy làm rõ nhận định trên. Câu 2 (4,5 điểm). Đầu năm 1930, khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản chấm dứt vai trò lịch sử của mình. Anh/chị hãy nêu nguyên nhân thất bại và đóng góp của khuynh hướng này đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Câu 3 (4,0 điểm). Anh/chị hiểu thế nào là “thời cơ chín muồi”? Hãy làm rõ thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Câu 4 (3,5 điểm). Văn kiện quốc tế nào lần đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương? Anh/chị hãy trình bày nội dung và ý nghĩa lịch sử của văn kiện đó. Câu 5 (4,0 điểm). Trình bày những điều kiện đưa đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Anh/chị hãy làm rõ điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh so với châu Phi. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị số 1: Chữ kí giám thị số 2:
  2. - Ngoài cuộc kháng chiến vũ trang của nhân dân ta, các quan lại yêu nước như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu chiến đấu rất anh dũng, các trí thức nho 0,5 sĩ yêu nước đã dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu đã lên án, tố cáo tội ác của bè lũ cướp nước và bán nước. 2 Đầu năm 1930, khuynh hƣớng cứu nƣớc dân chủ tƣ sản chấm dứt vai 4,5 trò lịch sử của mình. Anh/chị hãy nêu nguyên nhân thất bại và đóng góp của khuynh hƣớng này đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. * Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại vì: - Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ 0,5 sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. - Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy còn mới mẻ đối với người Việt Nam, nhưng 0,5 không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ. - Giai cấp tư sản Việt Nam thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp 0,5 cách mạng khoa học. - Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân đảng, rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống 0,5 đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp. - Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào 0,5 yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện. * Khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại nhưng có đóng góp to lớn: - Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho 0,5 chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. - Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào 0,5 đấu tranh mới về sau. - Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, chứng tỏ con đường giải 0,5 phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản là không thành công. - Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường cứu 0,5 nước mới. 3 Anh/chị hiểu thế nào là “thời cơ chín muồi”? Hãy làm rõ thời cơ “ngàn 4,0 năm có một” của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. * Thời cơ chín muồi là khi những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi nhất cho cách mạng diễn ra thắng lợi: - Kẻ thù hoàn toàn suy yếu, không còn khả năng kháng cự. 1,0 - Toàn Đảng, toàn dân đã chuẩn bị sẵn sàng. - Các lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. * Thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng tháng Tám: - Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ở Đông 0,5 Dương, phát xít Nhật và tay sai hoang mang cực độ, không còn khả năng thống trị. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến. - Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với kẻ thù đã phát triển đến cao độ. Toàn Đảng, toàn dân đã sẵn sàng cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 0,5 tháng 8 - 1945. - Các tầng lớp trung gian (địa chủ, tư sản, ) lúc này đã hoàn toàn ngả về phía 0,5 cách mạng.
  3. * Điều kiện: - Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đã 0,75 trở nên vô cùng gay gắt. Ý chí độc lập dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao. - Các lực lượng xã hội như giai cấp tư sản dân tộc và vô sản ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh lớn mạnh, đã thành lập được các chính đảng của 0,75 mình, trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước. - Sự thất bại của phe phát xít và sự suy yếu của các đế quốc Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai là điều kiện khách quan cho sự bùng nổ phong 0,5 trào giải phóng dân tộc. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế 0,5 giới là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào công nhân quốc tế, của các lực lượng dân chủ, hòa bình, đã tác động thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới. * Điểm khác biệt: - Hoàn cảnh lịch sử: + Các nước Mĩ Latinh giành độc lập khá sớm (đầu thế kỉ XIX), nhưng sau đó, 0,75 lệ thuộc Mĩ và trở thành “sân sau”, là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. + Các nước châu Phi là thuộc địa kiểu cũ lâu đời của tư bản Tây Âu. - Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh: + Nhân dân khu vực Mĩ Latinh chống chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ, lật đổ chính quyền độc tài thân Mĩ để thành lập các chính phủ tiến bộ, qua đó 0,75 giành, bảo vệ và củng cố độc lập. + Nhân dân châu Phi chống chế độ thực dân kiểu cũ, chống chế độ phân biệt chủng tộc của thực dân Tây Âu để giành độc lập, tự do. Hết