Kỳ thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Mã đề: 329 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

docx 4 trang Trần Thy 09/02/2023 9460
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Mã đề: 329 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_khao_sat_chat_luong_tot_nghiep_thpt_mon_giao_duc_cong.docx

Nội dung text: Kỳ thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Mã đề: 329 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA KỲ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT- LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Năm học: 2021 – 2022 Môn thi: Giáo dục công dân ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 16 tháng 1 năm 2022 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề: 329 Câu 1. Nhà nước giành nguồn đầu tư tài chính để mở rộng hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi là bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây? A. Lĩnh vực chính trị.B. Lĩnh vực giáo dục. C. Lĩnh vực xã hội. D. Lĩnh vực kinh tế. Câu 2. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa là thực hiện chức năng nào sau đây? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện thông tin.C. Phương tiện thanh toán. D. Phương tiện lưu thông. Câu 3. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người là A. tư liệu sản xuất. B. đối tượng lao động. C. đối tượng sản xuất. D. tư liệu lao động. Câu 4. Trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở các quyền nào sau đây? A. Quyền tự do, dân chủ và công bằng. B. Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. C. Quyền tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Quyền chiếm hữu, sử dụng và mua bán. Câu 5. Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình là bình đẳng trong thực hiện A. quyền lao động. B. quyền kinh doanh. C. quan hệ việc làm. D. quyền kinh doanh. Câu 6. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 7. Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục. B. đạo đức. C. kinh tế. D. pháp luật. Câu 8. Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo A. quy định của pháp luật. B. quy tắc giao kết thường xuyên. C. chỉ định của thủ trưởng cơ quan. D. quy tắc của xã hội. Câu 9. Theo quy định của pháp luật, vợ chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, quyết định, lựa chọn và sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là nội dung bình đẳng nào sau đây? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tinh thần. C. Phân chia dòng tộc. D. Thực hiện sinh sản. Câu 10. Theo quy định của pháp luật, trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để A. xử lí hình ảnh. B. xem xét hành vi. C. xét phê chuẩn. D. xử lí hành động. Câu 11. Theo quy định xử phạt của pháp luật, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết thì kéo dài nhưng không được quá bao nhiêu giờ sau đây? A. 36 giờ. B. 18 giờ. C. 24 giờ. D. 12 giờ. Câu 12. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định, không ai bị bắt nếu không có quyết định, phê chuẩn của cơ quan nào dưới đây? A. Cơ quan tố tụng. B. Hội đổng nhân dân. C. Ủy ban nhân dân. D. Viện kiểm sát. Câu 13. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 14. Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là A. vi phạm dân sự. B. vi phạm kỉ luật. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm hình sự. Câu 15. Những chức năng nào sau đây đòi hỏi tiền phải đủ giá trị? A. Phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. B. Phương tiện lưu thông và tiền tệ thế giới. C. Thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán và lưu thông. Câu 16. Theo quy định của pháp luật, trong kinh doanh các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh. B. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động.
  2. C. Hình sự và dân sự. D. Hành chính và kỉ luật. Câu 30. Chị M và chị N cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược trên một con phố. Phát hiện chị M bí mật bán thêm thiết bị y tế và thuốc không rõ nguồn gốc, chị N xui chồng mình là anh K đe dọa tống tiền chị M. Bức xúc, chị M đã cung cấp bằng chứng và tố cáo việc chị N chuyên cung cấp thuốc quá hạn sử dụng cho nhiều khách hàng ảnh hưởng đến sự an toàn sức khỏe. Chị M và chị N cùng vi phạm nghĩa vụ nào sau đây ở nội dung bình đẳng trong kinh doanh? A. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính. B. Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. C. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí. D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Câu 31. Phát hiện chị A biết nguyên nhân cháu H bị dị ứng phải cấp cứu là do kem dưỡng da không đạt chuẩn do mình sản xuất, anh S nhờ em rể mình là anh B tìm cách buộc chị A phải giữ im lặng. Anh B bí mật rủ bạn là anh X đón đường đe dọa giết con gái chị A để gây áp lực. Sau khi gửi con gái về quê ngoại, chồng chị A là anh Q đã bịa đặt thông tin về anh S và anh B đưa lên mạng xã hội khiến uy tín của hai người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi của anh S, anh B và anh X đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân? A. Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe. B. Pháp luật bảo đảm về tính mạng, sức khỏe. C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 32. Nhà bà V và ông T là hai hộ liền kề nhau. Khi sửa nhà, bà V làm thêm mái tôn che mưa nhưng lại không làm đường ống thoát nước. Mỗi khi trời mưa, nước từ mái tôn nhà bà V chảy tràn sang mái nhà ông T gây thấm nước xuống các phòng bên dưới. Ông T nhiều lần yêu cầu bà V phải làm đường ống thoát nước nhưng bà V không đồng ý vì cho rằng nhà ông T bị thấm là do xử lý chống thấm trần nhà không tốt chứ không phải là do việc bà V sửa nhà, hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bà V vì bực tức nên thuê anh D ghép ảnh của ông T với một cô gái đồng thời tung tin ông T ngoại tình lên mạng xã hội, dẫn đến uy tín của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp trên, bà V đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự, hành chính và hình sự. C. Hình sự, dân sự và kỷ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 33. Chị N được nhận vào học tập tại trường Dự bị dân tộc đúng lúc gia đình chị được Nhà nước cho vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình trồng rừng. Sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại địa phương, chị N đã tổ chức phục dựng thành công nhiều lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, khi chị N nộp hồ sơ tự ứng cử vào Hội đồng nhân dân thì bị anh Q cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối khi biết chị là người dân tộc thiểu số. Chị N chưa được bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây? A. Lĩnh vực chính trị. B. Lĩnh vực kinh tế. C. Lĩnh vực văn hóa xã hội. D. Lĩnh vực giáo dục đào tạo. Câu 34. Trên con phố Y của thành phố X, rất nhiều cửa hàng kinh doanh, buôn bán được xây dựng. Anh N là chủ một cửa hàng kinh doanh tạp hóa với nhiều mặt hàng ưa chuộng. Hàng năm, anh N nộp thuế đầy đủ, đúng thời gian, không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Việc làm của anh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. Câu 35. Ông T là giám đốc bệnh viện X, chị N là kế toán anh S là bác sĩ của bệnh viện. Lo sợ bác sĩ S biết việc mình lợi dụng việc mua các thiết bị y tế phòng dịch Covid-19 để trục lợi, ông T đã chỉ đạo chị N tạo bằng chứng giả vu khống bác sĩ S vi phạm các quy định về y đức rồi ký quyết định thôi việc đối với bác sĩ S. Phát hiện chị N đã vu khống mình nên bác sĩ S đã thuê anh M loan tin bịa đặt chị N có quan hệ bất chính với ông T khiến uy tín của chị và ông T bị giảm sút. Bức xúc, chị N đã trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp của bác sĩ S. Những ai dưới đây vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm kỷ luật? A. Ông T, chị N , Bác sĩ S và anh M. B. Ông T và chị N, bác sĩ S. C. Ông T và chị N. D. Chị N. anh M và bác sĩ S. Câu 36. Chị K là kĩ thuật viên, ông H là nhân viên bảo vệ tại cơ sở thẩm mỹ do bà Q làm chủ trên địa bàn quận X. Được người quen là chị M giới thiệu, chị N đã đến tư vấn và tiến hành phẫu thuật căng da mặt tại cơ sở thẩm mỹ của bà Q. Tại đây, chị N được chị K tiêm thuốc gây mê để tiến hành phẫu thuật. Sau khi kiểm tra thấy thuốc gây mê chưa có tác dụng, bà Q đã chỉ định chị K tiêm thêm một liều thuốc gây mê cho chị N. Ca phẫu thuật được tiến hành và kết thúc sau 50 phút, chị N được chuyển xuống phòng chăm sóc hậu phẫu nhưng đã xuất hiện những biểu hiện bất thường và được ông H gọi xe taxi đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy. Những ai sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Chị M, chị N và bà Q. B. Chị K và bà Q. C. Chị K và ông H. D. Chị M, ông H và bà Q.