Kỳ thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử (Lần 2) - Mã đề: 628 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử (Lần 2) - Mã đề: 628 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ky_thi_khao_sat_chat_luong_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_lan_2.docx
Nội dung text: Kỳ thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử (Lần 2) - Mã đề: 628 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)
- SỞ GD & ĐT THANH HÓA KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Năm học: 2021-2022 Môn thi: Lịch sử ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 03/04/2022 ( Đề thi gồm có 40 câu, 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 628 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì? A. Phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc. B. Xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết dân tộc. C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. D. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp. Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò A. tiền tuyến lớn cho cách mạng cả nước. B. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. C. chỉ làm hậu phương cho sự nghiệp cách mạng cả nước. D. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Câu 3: Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập trong công cuộc đổi mới đất nước? A. Chỉ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng. B. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn. D. Hạn chế sự đầu tư, kinh doanh của tư nhân nước ngoài vào Việt Nam. Câu 4: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp? A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2 - 1930). Câu 5: Điểm giống nhau giữa chiến thắng Ấp Bắc (1963) với chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975 là A. Chứng tỏ quân dân miền Nam đã đánh bại quân viễn chinh Mĩ. B. Mở ra khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ. C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở miền Nam. D. đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của 2 chiến lược chiến tranh của Mĩ. Câu 6: Năm 1930 ở Việt Nam, khuynh hướng vô sản thắng thế đã giành quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và giai cấp vì lí do nào sau đây? A. Là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. B. Đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng công - nông. C. Ra đời và đúc kết được kinh nghiệm thất bại của khuynh hướng tư sản. D. Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đã lỗi thời. Câu 7: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học – kĩ thuật? A. Đưa con người lên thám hiểm mặt trăng. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
- B. Trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta. C. Chiến tranh lạnh bùng nổ, thế giới đa cực được thiết lập. D. Thế giới có sự đối lập nhau về xã hội, kinh tế, chính trị. Câu 18: Vì sao nói “Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn”? A. Ngay sau ngày kí kết, Mĩ đã cấu kết Pháp để phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành trên cả nước. C. Thực dân Pháp rút khỏi nước ta khi chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử. D. Mĩ đã không tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Câu 19: Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga (1917) có điểm chung nào sau đây? A. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh. B. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân. C. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản. D. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. Câu 20: Những giai cấp nào xuất hiện do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX? A. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản. B. Công nhân, nông dân, tư sản. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. D. Công nhân, tư sản, địa chủ phong kiến. Câu 21: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là gì? A. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước. B. Không vi phạm chủ quyền quốc gia. C. Công nhận các quyền dân tộc cơ bản. D. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. Câu 22: Trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển từ nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc sang hòa hoãn với Pháp là vì A. Pháp, Trung Hoa Dân quốc đang tranh chấp Việt Nam. B. Pháp và Trung Hoa Dân quốc đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp. C. Pháp - Trung Hoa Dân quốc chuẩn bị rút quân về nước. D. Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân quốc. Câu 23: Sự kiện thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân sau khi Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam A. cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến bị thất bại. B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. C. sự cướp bóc và tàn sát nhân dân của thực dân Pháp sau khi phe chủ chiến thất bại. D. thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền ở Bắc và Trung kì. Câu 24: Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã A. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình. B. giúp nước Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. giúp nước Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản. D. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Câu 25: Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại những lợi ích căn bản nào cho các nước thành viên tham gia? A. Hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực. B. Tăng cường sức cạnh tranh về quân sự. C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Củng cố và phát triển về lĩnh vực văn hóa.
- D. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng. Câu 36: Với học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991), Nhật Bản tăng cường A. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và Campuchia. B. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. C. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. D. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và Triều Tiên. Câu 37: Sự phát triển của phong trào công nhân (1926 – 1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam? A. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ. B. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam. C. Là yếu tố quyết định dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng chống đế quốc. Câu 38: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam đã mở ra kỉ nguyên A. nhân dân lao động làm chủ đất nước. B. đất nước độc lập, thống nhất, tự do . C. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. D. chuyển lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Câu 39: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh nào? A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Đông Dương hóa chiến tranh. Câu 40: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đã góp phần vào A. chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. B. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. C. làm xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. D. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới. HẾT ĐÁP ÁN 1 C 6 A 11 D 16 A 21 B 26 D 31 C 36 B 2 D 7 C 12 D 17 B 22 B 27 D 32 D 37 A 3 B 8 C 13 C 18 B 23 B 28 B 33 C 38 C 4 C 9 A 14 A 19 D 24 A 29 D 34 A 39 B 5 B 10 C 15 C 20 A 25 A 30 D 35 D 40 A