Kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

docx 4 trang Trần Thy 11/02/2023 8920
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_lan_1_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích : Gửi mẹ của con. Mẹ ơi, con gái năm cuối cấp rồi, sắp phải bước vào kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời. Nhưng đến giờ con gái vẫn không biết mình nên chọn, phải chọn, sẽ chọn con đường nào để đi. Mẹ biết không, con gái đã có gần ba năm học chuyên toán với bao kỷ niệm vui buồn, bao lần vấp ngã và trải nghiệm, để đến giờ đây con mới hiểu, giá như con từng chăm chỉ học văn hơn. Ngày còn nhỏ con gái thích đọc văn, con gái thích lịch sử, con gái thích sự thơ mộng của văn, nét hào hùng từ trang sử. Còn ba mẹ thích những gì thuộc về tự nhiên, ba mẹ muốn con thật giỏi toán, lý, hóa ( ) Rồi con gái chọn chuyên toán. Con lạc lõng và bơ vơ giữa môi trường mà tất cả mọi người đều bất công với văn, với sử, với địa. Không chỉ là bạn bè mà cả thầy cô đều không có sự công bằng. Tất cả nói với con gái thứ chúng ta cần là giỏi, thật giỏi các môn tự nhiên vì sẽ quyết định tương lai ta. Thỉnh thoảng con gái cãi nhau với bạn bè, mọi đứa bạn của con gái đều nói: “Thế tụi tao thi y dược, thi kinh tế; học văn, sử có mà chết đói à?”. Con gái không nghĩ vậy. Con gái nghĩ không phải cứ học giỏi là sẽ thành công. Khi bạn phát minh, chế tạo một sản phẩm mới, bạn không biết cách thuyết trình, giảng giải cho mọi người hiểu, tất cả bạn có chỉ là mớ giấy vụn mà thôi. Khi bạn không biết cách ăn nói, không biết cách cư xử, mọi người mặc kệ bạn học giỏi bao nhiêu, sự tôn trọng họ dành cho bạn là con số không. Có thể con gái không thông minh, không giỏi tự nhiên như mọi người, nhưng chỉ cần có tâm hồn rộng mở, con gái sẽ được đón nhận thôi, phải không mẹ? Môn văn không dạy con gái những công thức mà sau này lên đại học sẽ không ngó tới, ra trường không biết sử dụng được bao nhiêu. Môn văn dạy con làm sao để sống tốt với chính mình, với ba mẹ, với cộng đồng xã hội ( ) Đôi khi con không hiểu môn văn ngấm vào máu ta ngay từ thời tấm bé, theo những lời ru của bà, của mẹ. Đó là tiếng mẹ đẻ thân thương, là xương là thịt, mà sao mọi người luôn chối bỏ? ( ) Con viết cho mẹ trong một ngày buồn (Nguyễn Ngọc Kim An, Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng, Theo Tuổi trẻ online, ngày 20/09/2014) Thực hiện các yêu cầu sau : Câu 1. (0,75 điểm) “Con gái” tâm sự với mẹ, ngày còn nhỏ, mình thích những gì ? Câu 2. (0,75 điểm) Trong đoạn trích, vì sao “con gái” cảm thấy lạc lõng và bơ vơ ? Câu 3. (1,0 điểm) Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về ý nghĩa của việc học văn ? Khi bạn không biết cách ăn nói, không biết cách cư xử, mọi người mặc kệ bạn học giỏi bao nhiêu, sự tôn trọng họ dành cho bạn là con số không. Có thể con gái không thông minh, không giỏi tự nhiên như mọi người, nhưng chỉ cần có tâm hồn rộng mở, con gái sẽ được đón nhận thôi, phải không mẹ?
  2. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn cụ thể phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Câu 1. Con gái tâm sự với mẹ, ngày còn nhỏ, mình thích đọc văn ; thích 0,75 lịch sử ; thích sự thơ mộng của văn ; thích nét hào hùng từ trang sử. Hoặc chép nguyên câu : Ngày còn nhỏ con gái thích đọc văn, con gái thích lịch sử, con gái thích sự thơ mộng của văn, nét hào hùng từ trang sử. (Học sinh trả lời 3 trong 4 ý vẫn cho điểm tối đa; 2 ý cho 0,5 điểm ; 1 ý cho 0,25 điểm) 2 Câu 2. Trong đoạn trích, “con gái” cảm thấy lạc lõng và bơ vơ vì : 0,75 - Con thích văn, sử nhưng con sống giữa môi trường mà tất cả mọi người đều bất công với văn, với sử, với địa. - Không chỉ là bạn bè mà cả thầy cô đều không có sự công bằng. Tất cả nói với con gái thứ chúng ta cần là giỏi, thật giỏi các môn tự nhiên vì sẽ quyết định tương lai ta. (Học sinh trả lời 1 trong 2 ý thì cho 0,5 điểm) 3 Câu 3. Ý nghĩa của việc học văn qua những câu văn trên : 1,0 - Khi bạn không biết cách ăn nói, không biết cách cư xử, mọi người sẽ không tôn trọng bạn, cho dù bạn học giỏi. Học văn cũng là cách rèn luyện cách ăn nói, cư xử. - Học văn giúp tâm hồn rộng mở, được mọi người đón nhận, yêu mến. - Môn văn dạy cách để con người sống tốt với chính mình, với ba mẹ, với cộng đồng xã hội → Những câu văn trên cho thấy việc học văn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách con người. 4 Học sinh có thể nêu hai trong những bài học sau : 0,5 - Cần tích cực học môn văn, học cách ăn nói, cư xử có văn hoá, đúng chuẩn mực. - Học các môn tự nhiên nhưng không nên từ bỏ hẳn các môn xã hội : văn, sử, địa, công dân. - Cần có cái nhìn tích cực, đúng đắn về ý nghĩa của việc học văn. - Cần thường xuyên bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện đạo đức. Học sinh có thể nêu các bài học khác, miễn là phù hợp với nội dung đoạn trích. II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 2,0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải học cách ăn nói, cách cư xử. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn : Học sinh có thể trình bày đoạn 0,25 văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.