Kỳ thi tiếp cận thi Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Giáo dục công dân - Mã đề: 001 - Năm học 2022 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

docx 5 trang Trần Thy 10/02/2023 10120
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tiếp cận thi Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Giáo dục công dân - Mã đề: 001 - Năm học 2022 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tiep_can_thi_tot_nghiep_thpt_khoa_hoc_xa_hoi_mon_giao.docx

Nội dung text: Kỳ thi tiếp cận thi Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Giáo dục công dân - Mã đề: 001 - Năm học 2022 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TIẾP CẬN THI TỐT NGHIỆP THPT 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN Bài thi: Khoa học xã hội; Môn thi: GDCD Thời gian làm bài : 50 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 5 trang) Mã đề 001 Họ tên : Số báo danh : Câu 1: Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong A. quan hệ nhân thân. B. quan hệ chính trị. C. quan hệ tài sản. D. quan hệ xã hội. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, chủ thể hay cơ quan nào dưới đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội? A. Viện Kiểm sát, Tòa án. B. Công an. C. Giám đốc công ty. D.Thủ trưởng cơ quan đơn vị. Câu 3: Dịch Covid vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng chị V cùng chồng là anh P vẫn không thực hiện đeo khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế khi vào siêu thị. Do vậy, anh H là nhân viên bảo vệ yêu cầu vợ chồng chị V đeo khẩu trang nơi công cộng. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái độ chống đối, giật khẩu trang, hành hung đánh anh H bị thương. Trong trường hợp này, vợ chồng chị V đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật . D. Tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong trường hợp nào dưới đây? A. Bắt giữ người người đang bị truy nã toàn quốc. B. Bắt giữ người đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng. C. Bắt giữ người đang kiểm tra hóa đơn dịch vụ. D. Bắt giữ người giám hộ trẻ em khuyết tật. Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân sử dụng pháp luật? A. Người kinh doanh đóng thuế cho nhà nước theo quy định pháp luật. B. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. C. Cơ quan chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh đối với người vi phạm. D. Tố cáo người nhập cảnh trái phép. Câu 6: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người A. chưa thành niên thực hiện. B. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. có điều kiện kinh tế thực hiện. D. đủ 18 tuổi thực hiện. Câu 7: Ông K đánh ông H gây thương tích 31% và làm thiệt hại một số tài sản của ông H. Trong trường hợp này, ông K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Trách nhiệm hành chính và dân sự. B. Trách nhiệm dân sự và kỷ luật. C. Trách nhiệm kỷ luật và hình sự. D. Trách nhiệm hình sự và dân sự.
  2. thương, thấy vậy chị T vợ anh G đã vội gọi xe đưa ông K đi cấp cứu. Trong trường hợp này, ai không thi hành pháp luật? A. Ông K. B. Anh G. C. Ông K, anh G. D. Anh G, chị T. Câu 17: Các dân tộc có quyền khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây? A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 18: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 19: Anh K đã mua số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở cửa hàng kinh doanh của chị H để dùng chế biến đồ ăn bán cho khách hàng nhằm thu lợi nhuận. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện, chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị H, anh K và ông N. B. Chị H, ông N. C. Anh K, ông N và chị M. D. Anh K và ông N. Câu 20: Những người có hành vi không chấp hành các quy định về phòng chống dịch Covid 19 và khai báo y tế làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng nên bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính hệ thống của pháp luật. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính chặt chẽ về hình thức. Câu 21: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được gọi là A. ban hành pháp luật. B. phổ biến pháp luật. C. xây dựng pháp luật. D. thực hiện pháp luật. Câu 22: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là thực hiện pháp luật theo hình thức A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 23: Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều A. được miễn thuế khi kinh doanh . B. kinh doanh không cần đăng kí. C. có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. D. được miễn thuế năm đầu khi kinh doanh. Câu 24: Do mâu thuẫn nên anh H đã đánh anh A trọng thương và bị kết án 1 năm tù giam. Khi ra tù, anh H có đến công ty F xin việc. Tuy nhiên, giám đốc là ông Q sau khi xem hồ sơ đã từ chối với lí do anh H từng bị đi tù. Bực tức vì bị từ chối, tối đó anh H rủ anh D xông vào nhà ông Q đập phá đồ đạc và đánh ông Q trọng thương. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Anh H và ông Q. B. Anh H, anh A. C. Anh H và anh D. D. Anh H. Câu 25: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Tự ý bắt, giam, giữ người vì lí do không chính đáng. B. Tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác. C. Đánh người gây thương tích.
  3. B. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn tránh ở đó. C. Nghi ngờ chỗ ở đó cất giữ hàng cấm. D. Chỗ ở của người đó nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai. Câu 35: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của A. đạo đức. B. phật giáo. C. giáo lý. D. pháp luật. Câu 36: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự? A. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh. B. Sản xuất, buôn bán pháo nổ trái phép. C. Tự ý nghỉ việc. D. Tự ý thay đổi kết cấu nhà đang thuê. Câu 37: Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua A. nguồn gốc gia đình. B. người tuyển dụng. C. hợp đồng lao động. D. ngành, nghề lao động. Câu 38: Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định. Nội dung này phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cưỡng chế. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 39: Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh D cùng nhau mở trộm email cá nhân của anh H để lấy thông tin khách hàng. Sau đó anh K chỉnh sửa tài liệu lấy được của anh H và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email của mình đã bị mở trộm, anh H đã làm đơn báo với giám đốc và cơ quan chức năng. Trong trường hợp này, những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Anh K, anh D và giám đốc S. B. Anh K. C. Anh K và giám đốc S. D. Anh K, anh D. Câu 40: Bà K kinh doanh dịch vụ Internet vượt quá thời gian quy định đóng cửa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của những gia đình sống bên cạnh. Bà K đã vi phạm pháp luật thuộc loại vi phạm nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự. HẾT ĐÁP ÁN 1 A 6 B 11 A 16 B 21 D 26 D 31 B 36 B 2 A 7 D 12 B 17 B 22 D 27 C 32 B 37 C 3 D 8 A 13 B 18 B 23 C 28 B 33 A 38 B 4 A 9 A 14 B 19 A 24 C 29 A 34 B 39 D 5 D 10 A 15 D 20 B 25 C 30 A 35 D 40 B