Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm

docx 21 trang Trần Thy 09/02/2023 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_trong_cong_t.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 2 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp 2 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp 3 1.3. Mục tiêu của giải pháp 4 1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp 4 1.5. Phương pháp thực hiện4 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng5 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 6 2.1. Quá trình hình thành 6 2.2. Nội dung của giải pháp 9 3. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 19 3.1. Thời gian áp dụng 19 3.2. Hiệu quả đạt được 19 3.3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp 20 3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp 20 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 22 4.1. Kết luận 22 4.2. Đề xuất và kiến nghị 22 Tài liệu tham khảo 24
  2. dục phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. * Cơ sở lí luận: Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có. Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng "Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi. Những HS cá biệt thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với những HS nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn. Các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình lại giỏi về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn, chính vì thế mà các em có những hành động nông nổi vượt ra khỏi những quy định chung. * Cơ sở thực tiễn: Ở lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lí, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng , hoàn cảnh sống mỗi em cũng khác nhau, có em may mắn nhận được sự quan tâm kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái mất cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được gia đình quá chiều chuộng Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lí thích hợp.
  3. - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, phụ huynh học sinh (gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại), hội cha mẹ học sinh, bạn bè của HS. - Phương pháp phân tích, tổng kết và nhận xét: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng tuần của đội. - Phương pháp tham khảo: Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong nhà trường. - Phương pháp khen thưởng, trách phạt. - Phương pháp tác động cá biệt, tác động song song (giáo dục tập thể). 1.3.Quy trình thực hiện giải pháp mới: 1.3.1. Quy trình thực hiện * Tìm hiểu hoàn cảnh Một lớp có 45 học sinh thì có 45 hoàn cảnh gia đình và tính cách khác nhau.Có những em được sinh ra trong một gia điình hạnh phúc, điều kiện kinh tế khá giả, gia mẹ luôn quan tâm, yêu thương chăm sóc con cái. Nhưng cũng có những em lại sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó nhăn, cha mẹ do phải kiếm sống nên không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Có những em phải sống trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã nhau, không quan tâm đến những thay đổi hang ngày của con mình hoặc cha mẹ lục đục, li dị. Điều các em cần nhất ở lứa tuổi này là được sống trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho con cái, luôn lắng nghe và thấu hiểu cho những tâm tư, nguyện vọng của con mình. GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình vì đó có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên hư hỏng hoặc cũng có thể trở thành trẻ tự kỉ, sống xa lánh bạn bè, cha mẹ và thầy cô. Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những "học sinh cá biệt về đạo đức" do người cha và mẹ đi công
  4. nói tục, chửi thề một cách vô thức, do đã quen nghe và cảm thấy như vậy là hay, là sành điệu Nếu như GVCN cập nhật kịp thời những thông tin này của xã hội thì học sinh sẽ cảm nhận thầy cô của mình không lạc hậu và như vậy tiếng nói của thầy cô sẽ có ảnh hưởng hơn đối với các em. Các em sẽ lắng nghe những phân tích của thầy, cô, giáo dục hướng cho em phát triển tâm sinh lí phù hợp với lứa tuổi. * Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè Bạn bè, những mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ tâm sự với thầy cô về một vấn đề nào đó. Đa phần các em học sinh xem bạn bè mình như một chuyên gia tư vấn. Bạn bè xấu, tốt ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Người xưa thường nói "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" điều này hoàn toàn không sai vấn đề là ai sẽ đen, ai sẽ sáng thì chúng ta phải can thiệp một cách tế nhị, đúng lúc, kịp thời. Thầy cô, ngoài vai trò là người thầy chúng ta nên là người bạn tâm tình với các em, luôn lắng nghe những tâm tư, tình cảm ,nguyện vọng của các em. Thầy cô cần tạo ra môi trường học tập với tiêu chí “ Học mà chơi, chơi mà học” , tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động tập thể, tổ chức các sân chơi để các em có thể giao lưu học hỏi nhau, từ đó nảy sinh tình bạn tốt. Hãy để các em phát triển tình bạn trong sáng, lành mạnh một cách tự do trong tầm kiểm soát chừng mực của người lớn. Vấn đề này cần có sự phối hợp của gia đình và nhà trường một cách chủ động. * Tìm hiểu sở thích, năng khiếu Hầu như bất kì một học sinh nào đều có một năng khiếu nhất định, năng khiếu này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện. Nhiệm vụ của người thầy là thấy được năng khiếu của các em , tạo điều kiện phát huy sở trường của các em giúp các em có hứng thú hơn trong học tập, lấy đó làm động lực cho các em cố gắng hơn ở những mặt còn hạn chế.
  5. vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp. Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với GVCN mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em. VD: Đối với em - học sinh lớp 8.3 do tôi chủ nhiệm là một học sinh học rất yếu, em thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rất kém ở các bài kiểm tra, em chán nản và có ý định bỏ học nhưng vì gia đình ép nên em đành phải đi học. Em tỏ ra lầm lì ít nói, mặc cảm với bạn bè, với thầy cô, xa lánh mọi người, nhất là đối với tôi em lại càng lẩn tránh hơn. Thấy vậy tôi tìm cách gần gũi em bằng cách: Trong tuần học thứ 4 em không thuộc bài 3 lần đều bị điểm 0 và giáo viên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài . Lẽ ra như các tuần trước, những em không thuộc bài thì bị phê bình trước lớp, buộc viết bản cam kết, nhưng để có thể gần gũi em tôi không phê bình việc không thuộc bài cũ mà trong tiết sinh hoạt này tôi chỉ chú ý đến việc phê bình các em còn mất trật tự trong tiết học, tôi tìm cách tuyên dương em (bạn Hạnh là một học sinh học rất yếu, tuy vậy bạn rất có tinh thần tập thể, trong các tiết học bạn đều nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, không gây ảnh hưởng đến các bạn khác ). Sau lần tuyên dương ấy em Huy có một thái độ khác, tôi nhận thấy em có mong muốn gần gũi với mọi người hơn. Thế là trong buổi lao động tôi tìm cách tâm sự cùng em, dần dần mối quan hệ giữa tôi và em ngày thêm gần gũi, lúc đó em mới thật sự thổ lộ hết mong muốn của mình. Em tâm sự với tôi rằng: “Em học yếu, đó là điều em luôn mặc cảm, việc học đối với em như một gánh nặng, gia đình em chẳng ai giúp được gì cho em, nhà lại ở cách xa các bạn, điều kiện gia đình lại khó khăn, em nghĩ em học yếu quá, có học cho lắm sau này cũng chẳng làm được việc gì” Biết được tâm tư, nguyện vọng của em, tôi động viên em học, trong các giờ học tôi thường xuyên quan tâm em nhiều hơn, trao đổi với GVBM tạo điều kiện
  6. cả việc làm của em cô đều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về em như vậy không? em biết vì sao cô quan tâm tới em nhiều không? Cha, mẹ bận bịu kiếm tiền gởi về nuôi em và cũng là tạo điều kiện để em ăn học, lo cho tương lai của em, nhiều bạn gia đình vất vả mà các bạn vẫn cố gắng học tốt như bạn , bạn , còn em có điều kiện tốt mà không lo học tập. Chơi bời với các bạn thời gian rồi sẽ chán, em có thể chơi cả đời được không? nếu bây giờ không lo học thì sau này em có thể làm được gì? rồi cha mẹ em sẽ ra sao? có xấu hổ với mọi người vì đã có một đứa con như em không? Dần dần, Dũng thấy được cái sai của mình và cũng đã sửa đổi. VD: Trường hợp của bạn Huy lại khác, em không phải là một học yếu nhưng do ba mẹ đi làm từ 11 giờ đến 22 giờ và làm xa, cách nhà 20 km. Về đến nhà là ba mẹ chỉ có ngủ nên không có thời gian chăm lo, theo dõi em vì em đi học buổi sáng lúc này ba mẹ chưa tỉnh giấc. Em đi học hay không đi học, đi học học trễ thì ba mẹ hầu như không biết được. Dần dần như thế, em đua đòi theo bạn bè, thích thì đi học không thì ở nhà chơi game. Tôi theo dõi em hàng ngày và thấy tình hình em không ổn, lớp sẽ bị trừ điểm thi đua. Em thường xuyên đi học với đôi giày màu đen đã cũ, ngả màu. Tôi đã nhắc nhưng em vẫn đâu đóng đấy. Em nghỉ học không phép, tôi biết em đang ở đâu, làm gì. Thế là tôi quyết tâm tìm đến gia đình em vì đã nhiều lần tôi gọi điện cho phụ huynh đều không liên lạc được. Tôi gặp ba mẹ em, ba mẹ em cứ tưởng em đến trường và tôi cho họ biết con họ đang ở đâu. Ba mẹ đi tìm em về, khi thấy tôi em đứng im, mặt tái mét không nói được câu nào. Mẹ em hỏi tại sao con không đi học, em trả lời “Con nói mẹ mua giày cho con nhưng mẹ không mua, con lên trường sợ sao đỏ ghi”. Khi nghe em nói, mẹ em ngỡ ngàng vì cũng đã lâu lắm rồi mẹ em không quan tâm đến việc học của em. Từ đó về sau, tôi thường xuyên quan tâm đến em, giúp đỡ em nhiều hơn đồng thời trò chuyện mỗi khi tôi thấy em ngồi một mình trong giờ ra chơi. Tôi tìm hiểu thì thấy hoàn cảnh của em đáng thương hơn đáng trách. Chính vì sự cởi mở giữa hai cô trò, tôi luôn lắng nghe em tâm sự như hai người bạn với nhau. Em dần dần đã hiểu tôi, em đã ngoan hơn, trong giờ học em chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài, em cố gắng dành nhiều điểm tốt để được cô khen. Về nhà em
  7. đẩy Hoạt động này em thích dẫn đến nhiệt tình, hoạt động kia không thích thì né tránh Từ việc theo dõi trên GVCN có biện pháp phát huy sở trường của từng em lấy đó làm đòn bẩy để tiến hành ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực khác nảy sinh ở các em. Em là học sinh thường xuyên nói chuyện riêng trong lớp, khi ban cán sự lớp phê bình là em hăm dọa đánh bạn. Để vừa ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong lớp đồng thời xây dựng nề nếp tiết học tốt tôi phân em làm tổ trưởng tổ 1 - giao nhiệm vụ theo dõi các bạn trong tổ, đồng thời trước lớp tôi quy định những em cán sự lớp phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, nếu vi phạm thì hình thức kỷ luật sẽ nặng hơn. Khi nhận chức danh tổ trưởng Hoàng rất thích, tuần đầu tiên có tiến bộ nhưng vẫn còn một vài lần bị phê bình là nói chuyện riêng, cuối tuần nhận xét tình hình chung của lớp tôi cho các em phát biểu phê bình vai trò trách nhiệm của Hoàng. Sau đó tôi nhận xét chung: “Dù trong tuần qua bạn vẫn còn sai sót - có vi phạm kỷ luật, nhưng so với các tuần trước nề nếp của lớp ta tuần này tiến bộ hơn và bản thân Hoàng cũng có tiến bộ, vì sự tiến bộ của lớp ta có thể xí xóa cho bạn và cho bạn cơ hội để khẳng định vai trò của mình ở tuần học tiếp theo”. Về sau đã ý thức được trách nhiệm của mình và không còn vô kỷ luật như trước nữa. Đối với những học sinh thích gây rối tập thể, nghịch ngợm (lớp bị phê bình là niềm vui của các em) Đối với những em học sinh này tôi dùng cách đẩy mạnh các hoạt động của lớp để các em thấy được những việc làm của mình không có tác dụng gì khi cả lớp đều có chung một sự quyết tâm nỗ lực vươn lên, làm cho các em bị tách ra khỏi tập thể, không thể gây rối tập thể được và vô hiệu hoá những hành động nghịch ngợm của các em. Không làm hại được tập thể lại bị tách rời khỏi tập thể, các em tự khắc thấy mình như bị hụt hẫng, xấu hỗ. Từ đó chính các em có mong muốn được sống chung trong một tập thể đoàn kết. Khi những học sinh này thấy được những lỗi lầm của mình, GVCN lớp cần động viên HS trong lớp gần gũi, khích lệ để các em hoà nhập với tập thể. * Kết hợp với phụ huynh học sinh
  8. Cũng có thể do tính cách cá biệt của các em, ở mỗi môn học em có một biểu hiện cá biệt khác nhau, tôi tổng hợp các ý kiến để xác định nguyên nhân cơ bản. Từ việc trao đổi trên tôi tìm ra những ưu điểm của các em để động viên đồng thời lồng vào từng chút một những khuyết điểm của các em để nhắc nhở khắc phục. Em Nguyễn Hoàng Mạnh là một học sinh cá biệt của lớp tôi chủ nhiệm năm học 2018 – 2019, các môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên em học rất tốt, nhưng các môn đòi hỏi học bài thì em học rất yếu, thậm chí môn Tiếng Anh em đạt điểm kém. Em luôn đem đến sự phiền toái cho lớp như thường xuyên nói chuyện trong giờ học tiếng Anh, lớp bị trừ nhiều điểm do việc trốn tiết của em. Đối với đối tượng này tôi theo dõi thật sát đồng thời cứ mỗi lần em không thuộc bài tôi cho em viết một bản kiểm điểm, cam kết với giáo viên bộ môn và cam kết với lớp. Sau đó tôi trao đổi với GVBM về tính cách cá biệt của em đồng thời mong muốn có sự kết hợp giáo dục bằng cách thường xuyên kiểm tra bài em, nhất là trong tiết học luôn gọi em phát biểu trước lớp ưu tiên chọn những câu hỏi tương đối dễ để em trả lời được và thường xuyên khen để khích lệ, động viên em, nên bỏ qua lỗi nhỏ của các em. Với biện pháp trên, qua một học kỳ, em Mạnh đã tiến bộ rõ rệt cuối năm học em đã được lên lớp hẳn. * Kết hợp với các ban ngành, các bộ phận trong và ngoài nhà trường - Kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên: Đây là tổ chức chuyên về mảng giáo dục hạnh kiểm HS. Tổ chức này có ban chỉ huy liên chi đội, có đội sao đỏ thường xuyên theo dõi các hoạt động của toàn trường và từng lớp học, có một tổng phụ trách Đội chuyên trách tổ chức các hoạt động Đội và kịp thời xử lý những vi phạm của HS, hơn thế nữa có phong trào thi đua làm đòn bẩy nên thường các biện pháp luôn đạt hiệu quả giáo dục cao. Một số GVCN lớp ngại trong việc khai báo những sai phạm của HS lớp mình vì sợ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp, nhưng với tôi việc kết hợp với tổ chức Đội là một biện pháp giáo dục có hiệu quả rất cao trong công tác giáo dục hạnh kiểm HS.
  9. b. Hiệu quả áp dụng 3.1. Thời gian áp dụng giải pháp - Thời gian áp dụng nghiên cứu thực tế: từ tháng 08 năm 2019. 3.2. Hiệu quả đạt được Qua sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhiều năm qua trong công tác chủ nhiệm tôi luôn vận dụng linh hoạt các biện pháp trên và cũng đã thu được kết quả rất khả quan: - Các lớp được tôi chủ nhiệm các em đều tham gia tốt các hoạt động của trường của Liên đội và luôn được đánh giá cao, bản thân tôi được hội đồng thi đua nhà trường công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi; - Hai lớp đều đạt danh hiệu lớp tiên tiến; - Không có hiện tượng HS phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường; - Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt; - Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh. * Trong năm học 2019 – 2020, đầu năm khi nhận lớp chủ nhiệm, lớp tôi có 3 em trong đối tượng học sinh cá biệt, có 3 em thi lại lên lớp. Qua áp dụng các biện pháp giáo dục trên, cuối năm học 2019 – 2020 lớp tôi đã có những tiến bộ có thể thống kê trên số học sinh 39 em như sau: Sĩ Hạnh kiểm Học lực Ghi chú số Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Khảo sát Có 3 HS 39 36 3 0 0 10 17 10 2 đầu năm cá biệt Không có Cuối năm 39 38 1 0 0 14 15 9 1 HS cá biệt
  10. - Khi tiến hành các biện pháp giáo dục cần tránh việc nêu tất cả những khuyết điểm ra cùng một lúc hay nôn nóng muốn giải quyết được tất cả những sai phạm của các em cùng một lúc mà nên phân thời gian và chọn ra những sai phạm mang tính cấp bách hay cơ bản thì giải quyết trước; - Không yêu cầu quá cao, nên có sự thông cảm chia sẻ với các em. - Luôn tạo mối quan hệ gần gũi, cảm hoá các em; - GVCN cần biết kết hợp được nhiều tác nhân phối hợp giáo dục. 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng vào thực tiễn. 3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. SKKN này của tôi được
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, nhà xuất bản Giáo dục. 2. Thạc sĩ Nguyễn Thơ Sinh, Tâm lí phát triển của học sinh và bài học kinh nghiệm từ thực tế của tác giả. 3. Phó giáo sư Hồ Nhất Thăng, Tiến sĩ Lê Tiến Hùng (1996), Tổ chức hoạt động giáo dục, Hà Nội. 4. Tài liệu từ internet.