Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_chuong_tri.docx
Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm
- 1. Những chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế: - Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có những chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: + Giảm mạnh tỷ trọng của lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. + Tăng mạnh tỷ trọng của lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng. + Lĩnh vực Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng xu hướng còn nhiều biến động. Năm 1990 1995 2007 Nông – lâm – ngư nghiệp 38.7 27.2 20.3 Công nghiệp – xây dựng 22.7 28.8 41.5 Dịch vụ 38.6 44.0 38.0 (AtLat trang 17) - Trong nội bộ từng ngành cũng có nhiều chuyển biến: + Nông nghiệp: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi + Công nghiệp: Công nghiệm chế biến có xu hướng tăng, công nghiệp khai thác có xu hướng giảm . 2. Những chuyển biến trong cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế: Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. Xây dựng được 3 vùng kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền: Bắc - Trung - Nam. 3. Chuyển dịch trong cơ cấu thành phần kinh tế: - Từ một nền kinh tế có sự đóng góp chủ yếu của khu vực kinh tế nhà nước và tập thể (trên 90% GDP) sang nền kinh tế nhiều thành phần (Tính đến năm 2002 khu vực kinh tế Nhà nước chỉ còn chiếm 38,4% GDP). Câu hỏi: Phân tích những đặc điểm của Vùng kinh tế trọng điểm, xác định tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) nằm trong 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta? Trả lời 1. Phân tích: a. Khái niệm: - Hội tụ đầy đủ nhất các điều kịên để phát triển kinh tế - xã hội. - Có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế của cả nước. b. Đặc điểm: - Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và ranh giưói có thể thay đổi theo thời gian. - Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư. - Có tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. - Có thể thu hút các ngành nghề mới về công nghiệp dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toần quốc. 2. Xác định tên các tỉnh, thành phố nằm trong 3 vùng KTTĐ (Dùng trang 30 - At Lát để làm phần này)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp (có cả các sản phẩm có nguồn gốc nhiệt đới cả các sản phẩm cận nhiệt và ôn đới). - Khí hậu nước ta có nhiều tai biến thiên nhiên, diễn biến thời tiết thất thường: ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng sản phẩm, đồng thời gây khó khăn cho việc chủ động mùa vụ của bà con nông dân. c. Nguồn nước: - Nước ta có mạng lưới, sông, ngòi, ao hồ dày đặc có giá trị về mặt thuỷ lợi, hệ thống nước ngầm phong phú. Là cơ sở để để tưới tiêu cho cây trồng. - Tuy nhiên: chế độ thuỷ chế thay đổi theo mùa, mùa lũ gây ra lũ lụt, mùa khô hạn hán gây thiếu nước cho cây trồng. d. Sinh vật: Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú đa dạng. Là cơ sở để chúng ta tiến hành thuần dưỡng, lai tạo ra nhiều giống cây con mới có năng suất chất lượng ngày càng cao. 1.2. Điều kiện KT - XH a. Dân cư và nguồn lao động nông thôn: Dân số nước ta đông, năm2003 có: 74% dân số sống ở vùng nông thôn, và gần 60% lao động nông nghiệp. Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện, nâng cấp và mở rộng khắp các địa phương trong cả nước. Biểu hiện ở hệ thống thuỷ lợi, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, công tác thú y ngày càng phát triển. c. Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân là dầu, các chính sách cụ thể: khoán 10, giao đất giao rùng đến hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, dồn điền - đổi thửa d. Thị trường tiêu thụ: Thị trường sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều biến động chưa thực sự ổn định. II/- Sự phát triển và phân bố ngành Nông nghiệp. 1. Ngành trồng trọt: Nền nông nghiệp nước ta có nhiều bước chuyển biến mới: Từ một nền sản xuất chủ yếu độc canh cây lúa sang ngành trồng cây công nghiệp và một số cây trồng khác: (AtLat trang 19 ) Năm 2000 2005 2007 Cây lương thực 60.7 59.2 56.5 Cây công nghiệp 24.0 23.7 25.6 Cây khác 15.3 17.1 17.9
- Năm 2000 2005 2007 Cây hàng năm (1000 ha) 778 861 846 Cây lâu năm (1000 ha) 1.451 1.633 1.821 - Đáng chú ý nhất là diện tích, sản lượng cà phê, cao su, điều năm 2007 đạt cao (AtLat trang 19 ) Cây công nghiệp Cà phê Cao su Điều Diện tích (1000 ha) 489 378 303 Sản lượng (1000 tấn) 916 606 312 2. Ngành chăn nuôi: Đang có những bước phát triển mới, từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. - Giá trị SX % ngành chăn nuôi trong tổng giá trị SX nông nghiệp (Atlat trang 19) Năm 2000 2005 2007 Chăn nuôi 19.3 24.7 24.4 - Cơ cấu giá trị % sản xuất ngành chăn nuôi chuyển biến chậm: (Atlat trang 19) Năm 2000 2005 2007 Gia súc 66 71 72 Gia cầm 18 14 13 Sản phẩm không qua giết thịt 16 15 15 Nhận xét: +Chăn nuôi gia súc: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi. +Cơ cấu có sự thay đổi nhưng chậm: Tỷ trọng ngành chăn nuôi gia súc tăng nhẹ 6% Tỷ trọng ngành chăn nuôi gia cầm giảm 5 % Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt giảm 1% - Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu: 3 triệu con, tập trung chủ yếu ở TDMN Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đàn Bò: 4 triệu con, phân bố chủ yếu ở DH Nam Trung Bộ. - Chăn nuôi lợn: 23 triệu con, tập trung nhiều nhất ở ĐBSH và ĐBSCL. -Gia cầm: Tổng đàn gia cầm 2002: hơn 230 triệu con, tâng gấp > 2 lần so với năm 1990, phát triên mạnh ở những vùng đồng bằng.
- Trong đó: + Thủy sản đánh bắt tăng . nghìn tấn, tăng . lần. + Thủy sản nuôi trồng tăng . nghìn tấn, tăng . lần. + Tốc độ tăng trưởng thuỷ sản nuôi trồng cao cao hơn thuỷ sản đánh bắt. b) Cơ cấu: Trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản, thủy sản đánh bắt chiếm tỷ trọng lớn, song đang có xu thế giảm dần, năm 2000 chiếm .%, năm 2007 còn %. Thủy sản nuôi trồng còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đang có xu hướng tăng từ .% năm 2000 lên .% năm 2007. c)Phân bố. Đánh bắt cá biển tập trung ở các tỉnh phía Nam (Duyên hải nam trung bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long). Các tỉnh có sản lượng cá lớn: Kiên Giang ( tấn), Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bìn Thuận. Thuỷ sản nuôi trồng tập trung ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là: An Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh. BÀI 8. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP I/. Những điều kiện (nguồn lực) để phát triển nông nghiệp nước ta. 1. Điều kiện tự nhiên - Tài nguyên thiên nhiên: a. Tài nguyên khoáng sản: - Khoáng sản VN rất phong phú và đa dạng. Hiện nay đã phát hiện được khoảng 3.500 mỏ và điểm quặng của trên 80 loại khoáng sản khác nhau. Đã đưa vào khai thác 300 mỏ của hơn 30 loại khoáng sản Các loại khoáng sản có giá trị kinh tế và có trữ lượng lớn : * Khoáng sản nhiên liệu Than: + Than đá (Atraxít): Trữ lượng khoảng 7 tỷ tấn. Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh. + Than nâu : Na Dương-Lạng Sơn + Than mỡ : Làng Cẩm-Thái Nguyên.
- Tuy nhiên, do đi lên từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, người lao động Việt Nam nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật trong lao động còn thấp. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật. - Nhìn chung, công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. - Phân bố chưa đồng bộ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ĐBSH đặc biệt trong các thành phố lớn. - Kết cấu hạ tầng: giao thông vận tải, Bưu chính viến thông, điện, nước đang từng bước được cải thiện. c. Chính sách phát triển - Chính sách phát triển công nghiệp gắn với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. - Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới chính sách đối ngoại. - Mục tiêu phấn đấu: Đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. d. Thị trường tiêu thụ: Ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài nước, làm cho cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng trở lê đa dạng và linh hoạt hơn II/- Cơ cấu ngành công nghiệp: 1. Khái niệm: Cơ cấu ngành công nghiệp là một chỉnh thể liên kết các ngành công nghiệp theo một cấu trúc nhất định, biểu hiện ở tỷ trọng % của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. 2. Sự phát triển công nghiệp: - ATLAT địa lí - Giá trị SX công nghiệp qua các năm tăng mạnh (năm 2000 chỉ đạt 336,1 nghìn tỷ đồng đến năm 2007 đạt 1.469,3 nghìn tỷ đồng tăng lần) - Cơ cấu giá trị SX công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế có sự thay đổi: - Cơ cấu giá trị SX công nghiệp phân theo các nhóm ngành cũng có sự thay đổi:
- - Năm 1999, chiếm 27,9% giá trị sản xuất cộng nghiệp của cả nước. - Nguyên nhân: + Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ, có sự phát triển năng động và phồn thịnh nhất cả nước. + Có cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng hiện đại và hoàn chỉnh nhất cả nước. + Đầu mối giao thông vận tảiquan trọng nhất phía Nam. + Là thành phố đông dân nhất cả nước, người lao động từ lâu đã quen với cơ chế thị trường, có trình độ chuyên môn cao (chiếm 80% lao động kỹ thuật toàn miền Nam). VI/- Sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. HS dùng Át lát để học phần này. 1. Ngành công nghiệp năng lượng: - Điều kiện phát triển. - Hiện trạng phát triển + Các ngành chính ? + Tỷ trọng giá trị SX của công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp % ? + Sản lượng khai tác dầu thô và than sạch của cả nước qua các năm (triệu tấn) ? Các mỏ khai thác lớn ? Phân bố ? + Sản lượng điện cả nước qua các năm (Tỉ Kwh) ? các nhà máy thỷ điện, nhiệt điện đã và đang xây dựng ? Phân bố ? 2. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: - Điều kiện phát triển: Nêu qua về thành tựu của ngành trồng cây lương thực và ngành chăn nuôi nước ta và nguồn lao động - Hiện trạng phát triên và phân bố: + Các ngành chế biến chính ? + Tỷ trọng giá trị SX của công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp % ? + Giá trị SX của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm qua các năm (nghìn tỉ đồng) ? + Các trung tâm lớn ? 3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: - Điều kiện phát triển: + Dân cư nguồn lao động, thị trường - Hiện trạng phát triển + Các ngành sản xuất chính ? + Tỷ trọng giá trị SX của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng so với toàn ngành công nghiệp % ? + Giá trị SX của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng qua các năm (nghìn tỉ đồng) ?
- - Có nhiều dãy núi ăn sát ra tận biển (Bạch Mã, Hoành Sơn ) nên xây dựng các tuyến GTVT Bắc - Nam gặp nhiều khó khăn, tốn kém. c. Khí hậu: - Chế độ chiệt đơi ẩm gió mùa cho phép hoạt động của các ngành vận tải nước ta diễn ra sôI động suốt các tháng trong năm. - Tuy nhiên chế độ nhiệt đới ẩm cũng làm cho các phương tiện vận tải dễ bị ôxy hoá. d. Sông ngòi. - Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc thuận lợi cho GTVT đường sông phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH. - Tuy nhiên, mạng lưới sông ngòi dày đặc cũng làm cho ngành GTVT đường bộ và đường sắt phải mất nhiều chi phí cho việc xây dựng cầu, phà - Mùa mua, sông đầy nước, hiện tượng lũ lụt, làm tắc nghẽn cầu cống, bồi đắp phù sa của sông nên cũng tốn kém để nạo vét và tu bổ. 2. Điều kiện KT - XH a. Thuận lợi: - CSVC - KT ngày càng được hiện đại hoá,nâng cao khả năng vận chuyển. - Trong nước, bước đầu sản xuất được một số loại phương tiện ô tô, tàu thuyền, xe lửa - Khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển ngày càng tăng. - Việc mở rộng quan hệ quốc tế và thực hiện phân công lao động quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển nhanh giao thông vận tải trong và ngòi nước. b. Khó khăn: - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triên. - Thiếu vốn đầu tư. - Trình độ quản lý và phục vụ còn hạn chế. III/- Hiện trạng phát triển. Giao thông vận tải nước ta đã phát triển với đầy đủ các loại hình: Cả đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không, đường biển và đường ống. 1. Đường bộ: - Cả nước có gần: 205 nghìn Km đường bộ,trong đó có 15 nghìn Km đường quốc lộ. - Các tuyến đường quan trọng đang ngày càng được nâng cấp và mở rộng: 1A,5, 18, 51, đường Hồ Chí Minh. . . - Tuy nhiên, chất lượng đường chưa cao và đang bị xuống cấp. 2. Đường Sắt: - Tổng chiều dài đường sắt: 2630 km. Luôn được cải tiến kỹ thuật - Các tuyến đường sắt quan trọng. + Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh. + Hà Nội - Hải Phòng + Hà Nội - Lạng Sơn
- - Quốc lộ 2 Chạy từ Hà Nội – Việt Trì - Hà Giang - Quốc lộ 3 chạy từ Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng. - Quốc lộ 5 chạy từ Hà Nội – Hải Phòng - Quốc lộ 6 chạy từ Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La - Điện Biên – Lai Châu b. Đường sắt: - Đường sắt thống nhất Bắc – Nam Hà Nội – Tp. HCM - Đường sắt Hà Nội – Lào Cai - Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng - Đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn - Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên. c. Đường hàng không : Từ HN có nhiều địa điểm bay đến các vùng trong nước: Tp. HCM, Điện Biên Phủ, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt Từ HN nối với nhiều tuyến bay quốc tế đến thủ đô các nước trên thế giới. d.Đường sông: trong vị trí trung và hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên khá phát triển. 4. Tập trung nhiều cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành giao thông vận tải : Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện giao thông vận tải. Có sân bay quốc tế Nội Bài – một trong 3 sân bay quốc tế của nước ta. BÀI 10. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH - SỬ DỤNG ÁT LÁT - 1. Thương mại: - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo các thành phần kinh tế qua các năm (tỉ đồng) tăng nhanh. + Tổng từ 1995 – 2007 là bao nhiêu ? Tăng bao nhiêu lần? + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 1995 – 2007 là bao nhiêu ? Tăng bao nhiêu lần? + Khu vực ngoài nhà nước từ 1995 – 2007 là bao nhiêu ? Tăng bao nhiêu lần? + Khu vực Nhà nước từ 1995 – 2007 là bao nhiêu ? Tăng bao nhiêu lần? - Cơ cấu giá trị hàng Xuất khẩu – nhập khẩu năm 2007 Các mặt hàng xuất khẩu % so với tổng Các mặt hàng nhập khẩu % so với tổng chính giá trị Xuất khẩu chính giá trị nhập khẩu 1. Công nghiệp nặng và 1. Máy móc, thiết bị, phụ khoáng sản tùng 2. Công nghiệp nhẹ và tiểu 2. Nguyên, nhiên, vật liệu thủ công nghiệp
- I/- ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI 1. Vị trí địa lí: -Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Thượng Lào, phía đông giáp Biển Đông, phí nam giáp ĐBSh, thuận lợi cho giao lưu KT _ XH trong và ngoài nước. 2. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên: a. Địa hình: Chia làm hai bộ phận rõ rệt: tiểu vùng Tây Bắc núi non hiểm trở, chạy theo hướng Tây bắc- đông nam, có dãy núi Hoàng Liên Sơn cao trên 2500m. Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung. b. Đất đai: Chủ yếu là đất Feralít, là điều kiện tốt để phát triển các cây công nghiệp, trồng rừng và đồng cỏ để chăn nuôi. Ngoài ra còn có đất phù sa ở các thung lũng sông và trên các cánh đồng giữa núi: Than Uyên, Điện Biên là cơ sở để sản xuất thực phẩm cho vùng. c. Khí hậu: Nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh. Vùng có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp cận nhiện và rau quả ôn đới Tuy nhiên, vùng bị thiếu nước vào mùa khô, có sương muối, sương giá vào mùa đông. d. Tài nguyên nước: Hệ thống sông Hồng có tiềm năng lớn về thuỷ điện (37%), tuy niên sông có niều thác ghềnh và có sự chênh lệch chế độ nước rất lớn vào mùa lũ và mùa khô. e. Tài nguyên sinh vật: Rất đa dạng. - Trong rừng có niều gỗ , thú quý hiếm - Biển: Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường Vịnh Bắc Bộ, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản. f. Khoáng sản: - Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, các loại khoáng sản: than, sắt, đồng, chì, apatit, đá vô có giá tri kinh tế cao. i. Tài nguyên du lịch: Phong phú với nhiều thắng cảnh đẹp: Sapa, Vịnh Hạ Long, Trà cổ . 3. Điều kiện kinh tế – xã hội a. Dân cư, nguồn lao động: - Mật độ dân số thấp, thiếu nguồn lao động nhất là lao động lành nghề. - Vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người, có nhiều kinh nghiệp canh tác trên địa hình đất dốc và chinh phục tự nhiên. - Tuy nhiên, nạn du canh, du cư còn phổ biến b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Có nhiều chính sách đầu tư, tuy nhiên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ, có sự khác biệt lớn giữa trung du và miền núi. II/- Các thế mạnh về kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vùng biển Quảng Ninh rất giàu tiềm năng về du lịch và phát triển các ngành kinh tế biển. - Phát triển mạnh ngành khai thác, nuôi trồng hải sản. - Cảng Cái Lân đang được đầu tư cải tạo và mở rộng. - Vịnh Hạ Long - được UNETCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới. Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. BÀI 2. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐBSH rộng gần 1,3 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc với một vùng biển bao quanh ở phía Đông và Đông Nam. Số dân của đồng bằng là 17.5 triệu người (2002) 1. Vấn đề dân số: Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả nước. Việc dân cư quá tập trung ở đồng bằng làm cho mật độ dân số trung bỡnh đó lờn tới 1179 người/km2 (2002). Mật độ này cao gấp gần 5 lần mật độ trung bỡnh của toàn quốc; gấp hơn 10 lần so với khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ; gấp 14,5 lần so với Tõy Nguyờn. Những nơi dân cư đông nhất là Hà Nội, Thỏi Bỡnh, Hải Phũng phía Bắc và Đông Bắc của châu thổ, dân cư thưa hơn. Nguyờn nhõn: Sự phân bố dân cư quá đông ở đồng bằng sông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố. Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đũi hỏi phải cú nhiều lao động. Trong vùng cũn cú nhiều trung tõm cụng nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng đó được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người. Ở đồng bằng sông Hồng, dân số gia tăng vẫn cũn nhanh. Vỡ vậy, tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xó hội. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xó hội của đồng bằng. Việt Nam là nước có diện tích canh tác tính theo đầu người rất thấp (892m2). Trờn cỏi nền chung ấy, chỉ số này ở đồng bằng sông Hồng cũn thấp hơn nhiều do bị sức ép quá nặng nề của dân số. Ở đây, bỡnh quõn mỗi đầu người chỉ đạt khoảng ½ con số trung bỡnh của cả nước. Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm canh. Song nếu thâm canh không đi đôi với việc hoàn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị giảm độ phỡ nhiờu. Dân số đông và sự gia tăng dân số đó để lại những dấu ấn đậm nét về KT- XH .Mặc dù mức gia tăng dân số đó giảm nhiều, nhưng sản xuất nhỡn chung chưa đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Hàng loạt vấn đề xó hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hoá, giáo dục vẫn cũn là bức xỳc. Trong nhiều năm qua, nước ta đó tiến hành phõn bố lại dõn cư và lao động trên phạm vi cả nước. Đối với đồng bằng sông Hồng, điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngay từ năm 1961 đó cú nhiều người từ đồng bằng sông Hồng chuyển lên các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và một số tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc. Nhưng phải đến cuối những
- Mức bỡnh quõn lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn mức bỡnh quõn của cả nước (414 kg/người so với 448 kg/người – năm 1999). Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 7 vạn ha, chiếm 27,8% diện tích rau cả nước, tập trung chủ yếu ở vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố. Nguồn thực phẩm của vùng đồng bằng phụ thuộc nhiều vào ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Việc phát triển các ngành này cũn nhiều khả năng to lớn. Vấn đề cơ bản là giải quyết tốt cơ sở thức ăn cho gia súc nhỏ và mở rộng quy mô của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, chăn nuôi lợn rất phổ biến và thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Đàn lợn của đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau vùng núi và trung du Bắc Bộ chiếm 27,2% đàn lợn của toàn quốc. Việc nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn đó được chú ý phỏt triển, nhưng thực tế chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Hiện nay toàn vùng có 5,8 vạn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 10,9% diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí (trong đó cơ cấu nông nghiệp hợp lí) của đồng bằng có thể được coi là biện pháp quan trọng. Sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hoá được phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hoá gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá. Việc đẩy mạnh chăn nuôi (nhất là lợn, gia cầm), tận dụng mọi khả năng để nuôi cá nước ngọt, tôm nước lợ, đánh bắt cá biển và chế biến các sản phẩm nông nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt để giải quyết nhu cầu thực phẩm và tăng sản phẩm xuất khẩu của đồng bằng này.