Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có lời giải)

doc 68 trang Trần Thy 11/02/2023 11021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có lời giải)

  1. Câu 24: Nêu những nguyên nhân chính đã làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp? Trả lời: - Các nguyên nhân chính đã làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp đáng kể: + Chiến tranh hủy diệt rừng như bom đạn; thuốc khai hoang. + Khai thác không có kế hoạch, quá mức phục hồi (đốn cây làm đồ gia dụng, làm củi đốt ) + Đốt rừng làm rẫy của một số dân tộc ít người. + Quản lý và bảo vệ của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ. Câu 25: Em hãy nêu ý nghĩa tài nguyên rừng ? Trả lời: - Rừng bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn - lũ lụt - hạn hán - sa mạc hóa. - Cung cấp lâm sản phục vụ đời sống và xuất khẩu. - Bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ các động thực vật quí hiếm. Câu 26: Rừng nước ta chia ra mấy loại? Nêu chức năng từng loại. Kể tên 04 vườn quốc gia ở Việt Nam? Trả lời: *Dựa vào chức năng rừng nước ta chia 3 loại. - Rừng sản xuất (cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và cho dân dụng) - Rừng phòng hộ (phòng chống thiên tai, lũ, xói mòn Bảo vệ môi trường ) - Rừng đặc dụng (bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ các giống loài quý hiếm) * Các vườn quốc gia của nước ta: Cúc Phương, Bạch Mã, Kẻ Bàng, Cát Tiên, Câu 27: Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay phát triển như thế nào? Ngành thủy sản nước ta, ngoài những thuận lợi còn có những khó khăn gì? Trả lời: - Ngành thủy sản nước ta hiện nay có những điều kiện phát triển sau: + Dọc bờ biển có nhiều đầm phá, rừng ngập nặm. Đó là những khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có nhiều biển ven các đảo, vũng, vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngoài ra còn nhiều sông suối, hồ, ao có thể nuôi tôm, cá nước ngọt. + Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm nước mặn xuất khẩu phát triển nhanh, có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, các thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao khác là đồi mồi, trai ngọc, rong câu - Khó khăn của ngành thủy sản: + Thiên nhiên gây thiệt hại cho nghề biển và nuôi trồng thủy sản như bão, lũ thất thường, dịch bệnh; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn, trong khi ngư dân phần nhiều còn nghèo khổ
  2. Câu 32: Hãy nêu một số ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu tiêu biểu của nước ta cùng với sự phân bố và sản lượng của ngành đó? Trả lời: *Hai ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu tiêu biểu cả nước: - Công nghiệp khai thác than: + Phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh (Bắc Bộ) + Sản lượng hàng năm khoảng 10-12 triệu tấn than. - Công nghiệp khai thác dầu khí: + Phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. + Sản lượng đã được khai thác lớn hơn 100 triệu tấn dầu và hàng nghìn tỉ m 3 khí. Các nhà máy điện tuốc bin và các nhà máy sản xuất khí hóa lỏng, phân đạm tổng hợp đã được xây dựng. Câu 33: Ngoài công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện, em hãy nêu tên và phân bố một số ngành công nghiệp nặng khác ở nước ta? Trả lời: Một số ngành công nghiệp nặng quan trọng khác của nước ta hiện nay: - Công nghiệp cơ khí- điện tử: Có cơ cấu sản phẩm đa dạng. Các trung tâm lớn nhất là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẳng. - Công nghiệp hóa chất có sản phẩm sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các trung tâm lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì- Lâm Thao. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có cơ cấu đa dạng. Các nhà máy xi măng lớn hiện đại tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn. Câu 34: Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng như thế nào trong cơ cấu giá sản xuất công nghiệp nước ta, gồm các ngành chính nào? Trả lời: - Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta. -Các ngành chính là: + Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia,chế biến chè, càfê . + Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi như: Chế biến và làm đông lạnh thịt, sữa, làm đồ hộp. + Ngành chế biến thủy sản như: làm nước nắm, chế biến khô, đông lạnh cá, tôm . Câu 35: Tại sao Việt Nam đẩy mạnh buôn bán với thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương? Trả lời: * Nước ta buôn bán nhiều nhất với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vì: - Vị trí địa lý gần, thuận lợi việc vận chuyển, giao nhận hàng hoá. - Quan hệ mua bán có tính truyền thống từ lâu đời. - Thị hiếu người tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng, dễ xâm nhập thị trường. - Tiêu chuẩn hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất của nước ta.
  3. Câu 40: Dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông nước ta gồm những dịch vụ nào ? Hiện nay dịch vụ bưu chính viễn thông nước ta có những thành tựu nào ? Trả lời: - Dịch vụ bưu chính viễn thông nước ta gồm những dịch vụ như: điện thoai, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu điện, bưu phẩm v.v - Những thành tựu ngành bưu chính viễn thông nước ta: + Nước ta có 6 trạm thông tin vệ tin, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiếp Việt Nam với hơn 30 nước Châu Á, Trung Cận Đông, Tây Âu. + Toàn mạng lưới điện thoại đã được tự động hoá đến tất cả các huyện và xã trong cả nước. Đến năm 2002 cả nước ta có hơn 5 triệu thuê bao cố định, gần 1 triệu thuê bao điện thoại di động. + Nước ta đã hoà mạng Internet và hàng loạt dịch vụ khác được phát triển như phát hành báo điện tử, các trang Web của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các trường học v.v Câu 41: Hãy nêu vai trò và chức năng của ngành thương mại và dịch vụ ? Trả lời: -Thương mại và dịch vụ không phải là ngành kinh tế trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất cũng như bảo đảm những nhu cầu về đời sống nhân dân. - Thương mại và dịch vụ có nhiệm vụ cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất và thu mua các sản phẩm sản xuất ra rồi phân phối lại cho người tiêu dùng hoặc xuất khẩu, mua lại thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu xã hội v.v Câu 42: Thương mại có mấy ngành chính, mỗi ngành có những hoạt động gì ? Trả lời: *Thương mại có 2 ngành chính là nội thương và ngoại thương, với những hoạt động sau: - Nội thương: là ngành kinh tế tạo ra mối quan hệ giao lưu kinh tế- xã hội trong nội bộ nước nhà, gồm cả một hệ thống các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán, đại lý thương mai, siêu thị, cửa hàng tư nhân và các chợ ở khắp nơi. -Ngoại thương: là ngành kinh tế tạo ra mối quan hệ giao lưu về kinh tế- xã hội giữa nước ta và các nước trên thế giới. Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta có tác động giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới.công nghệ, mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân đồng thời giữ vai trò nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế nước nhà.
  4. Câu 47: Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch? Trả lời: *Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch: - Nước ta giàu tài nguyên du lịch tự nhiên. - Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng. - Nhiều điểm du lịch nổi tiếng, được công nhận di sản thế giới (Hạ Long, Phong Nha, Hội An, ). - Ngành du lịch đang tạo nhiều sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh. Câu 48: Tài nguyên du lịch Việt Nam chia mấy nhóm ? Nêu bốn điểm du lịch của tỉnh Tây Ninh ? Trả lời: *Tài nguyên du lịch chia 2 nhóm: -Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh đẹp, bãi tắm, khí hậu tốt, khu sinh thái. -Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian. -Điểm du lịch của Tây Ninh: Núi Bà, Tòa Thánh Cao Đài, Hồ Dầu Tiếng, căn cứ Trung Ương cục, . . Câu 49: Ngoại thương là gì? Vai trò của ngoại thương? Trả lời: -Ngoại thương là ngành tạo ra mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta với nước ngoài. -Vai trò của ngoại thương: + Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất. + Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, mở rộng sản xuất. + Đổi mới công nghệ. + Cải thiện đời sống nhân dân. Câu 50: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta ? Trả lời: a. Mặt tích cực: - Thông tin liên lạc trong - ngoài nước nhanh chóng. - Là phương tiện quan trọng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Phục vụ tốt cho học tập, giải trí. -Nhanh chóng đưa nước ta hòa nhập với thế giới. b. Mặt tiêu cực: - Các thông tin, hình ảnh bạo lực - đồi trụy. Học sinh mất thời gian vì chơi điện tử Câu 51: Tại sao ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Tây Bắc thưa dân và kinh tế xã hội phát triển kém hơn tiểu vùng Đông Bắc ? Trả lời: -Nguyên nhân tiểu vùng Tây Bắc thưa dân và kém phát triển hơn tiểu vùng Đông Bắc: - Địa hình Tây Bắc núi và cao nguyên đồ sộ hiểm trở, giao thông khó khăn. - Thời tiết thất thường. Tài nguyên rừng bị cạn kiệt, xói mòn - lũ quét, . . . - Diện tích đất nông nghiệp ít, đất chưa sử dụng nhiều. - Tài nguyên khoáng sản chưa được đánh giá và khai thác đúng mức.
  5. Câu 56: Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước ? Trả lời: -Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước là nhờ: - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn so với cả nước (1,1%/ 1,4%). - Tỉ lệ người lớn biết chữ cao so với cả nước (94,5%/ 90,3%). - Tuổi thọ trung bình cao hơn so với cả nước (73,7%/ 70,9%). - Là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Câu 57: Nêu sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng.Cho biết tài nguyên quý giá nhất của vùng? Trả lời : *Sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng : -Đất phù sa : đồng bằng sông Hồng -Đất Feralít : giáp vùng Trung du -Đất đầm lầy thụt: cửa sông -Đất mặn phèn: ven biển. -Đất xám trên phù sa cổ phía Bắc vùng đồng bằng sông Hồng tiếp giáp vùng trung du. *Tài nguyên quý giá nhất của vùng là đất phù sa màu mở thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Câu 58: Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng? Trả lời: Đặc điểm dân cư xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: - Dân cư đông đúc nhất nước. Mật độ dân số cao nhất 1.179 người/km2 - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp: 1,1% - Trình độ phát triển dân cư xã hội cao. - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện. - Hệ thống đê điều là nét văn hoá độc đáo của Việt Nam. - Có nhiều đô thị hình thành từ lâu đời. - Khó khăn do dân số đông, kinh tế chuyển dịch chậm. Câu 59: Mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng như thế nào? Có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Trả lời: Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng rất cao 1.179 người/km2. + Lao động dồi dào, thị trường lớn. + Trình độ thâm canh cao, nghề thủ công giỏi. + Đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề cao. -Khó khăn: +Bình quân đất nông nghiệp thấp. + Gây sức ép lớn về kinh tế - xã hội - môi trường.
  6. -Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng phương pháp, không đúng liều lượng . * Hướng giải quyết khó khăn: -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. -Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác hoặc đi lập nghiệp nơi khác. -Thâm canh,tăng vụ, khai thác ưu thế rau vụ đông. -Hạn chế dùng phân hoá học, sử dụng phân vi sinh, dùng thuốc trừ sâu đúng phương pháp, liều lượng Câu 64: Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng ? Trả lời: - Với điều kiện thời tiết mùa đông lạnh, hầu hết các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt . -Do đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất, lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng giải quyết vấn đề lương thực cho đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới. Câu 65: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ?: Trả lời: Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ vì: -Khí hậu: Đây là vùng khô hạn nhất nước, gió Tây Nam khô, nóng. Hạn hán kéo dài. Lượng mưa rất ít, có số giờ và số ngày nắng rất cao. - Địa hình nhiều gò, đồi chủ yếu là đồi cát và cồn cát rất lớn. -Ven biển miền Trung các cồn cát thường di chuyển dưới tác động của gió - Nhiều thiên tai: hạn hán, bão lụt, nhiễm mặn, cát biển lấn đất. - Hiện tượng sa mạc có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ. - Độ che phủ rừng thấp, 39% năm 2002. Câu 66: Sự phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì? Trả lời: - Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Sự phân bố dân cư có sự khác biệt theo hướng từ tây sang đông. - Người kinh sinh sống chủ yếu ở đồng ven biển - Phía tây là vùng là miền núi gò đồi là địa bàn cư trú các dân tộc ít người. Câu 67: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ? Trả lời: -Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển kinh tế vì có đủ loại hình dịch vụ du lịch: + Du lịch sinh thái: Phong Nha, Kẻ Bàng. + Nơi nghĩ dưỡng: có nhiều bãi tắm nổi tiếng từ Sầm Sơn đến Lăng Cô. + Du lịch văn hóa lịch sử: Làng Sen Nghệ An, cố đô Huế Câu 68: Giới hạn lãnh thổ lãnh thổ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng như thế nào?
  7. -Thương nguồn của nhiều dòng sông. -Tài nguyên lớn nhất cả nước. *Khó khăn: -Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 -Thị trường xuất khẩu nông sản chưa ổn định. -Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn hạn chế. -Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí của Tây Nguyên so với các vùng khác còn thấp. Câu 73 : Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh ? Trả lời : - Thành phố Hồ Chí Minh có hạ tầng cơ sở tốt, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài ( 50,1 % Vốn đầu tư nước ngoài 2003) - Lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, lành nghề. - Đó là các lý do sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh. Câu 74 : Hiện nay Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển công nghiệp? Sản xuất công nghiệp hiện nay vùng Đông Nam Bộ còn gặp những khó khăn nào ? Trả lời : * Những điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp hiện nay là : - Có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không . - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ,tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu khí , hải sản .v v ) - Có nguồn nông sản phong phú , đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến (cao su , cà phê , điều ) - Nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng động và thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước và môi trường đầu tư ( trong và ngoài nước) thuận lợi .Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống ngân hàng, tài chính, thông tin liên lạc tốt. * Những khó khăn trong sản xuất công nghiệp. - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu (máy móc, nhà xưởng, công nghệ , giao thông vận tải ) - Chậm đổi mới công nghệ. - Môi trường đang bị ô nhiểm. Câu 75 : Đông Nam Bộ có các ngành công nghiệp nào ? Kể tên các trung tâm công nghiệp chính của vùng Đông Nam Bộ ? Trả lời : * Hiện có 8 ngành công nghiệp chình ở Đông Nam Bộ là : - Năng lượng ; Luyện kim ; Cơ khí ;Hoá chất. - Sản xuất vật liệu xây dựng ;chế biến lâm sản. - Chế biến biến lương thực thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dùng. * Có 3 trung tâm công nghiệp hoá: - Thành phố Hồ Chí Minh. - Trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu. - Trung tâm Biên Hoà . Câu 76 : Hãy giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ lại có thế mạnh rất lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm ? Vì sao cây cao su lại tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ ? Trả lời : *Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh lớn về trồng cây công nghiệp là nhờ : - Có điều kiện thổ nhưỡng (đất xám , đất đỏ ba dan ) - Khí hậu thuận lợi ( khí hậu cận xích đạo , nóng ẩm )
  8. PHẦN II: KHÁI QUÁT CÁC VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM BẰNG SƠ ĐỒ
  9. PHẦN III: BÀI TẬP
  10. Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu tỉ lệ dân thành thị nước ta: Năm 1985 1990 1995 2000 2003 Tỉ lệ dân thành thị (%) 18,97 19,51 20,75 24,18 25,80 Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1985-2003. Nhận xét biểu đồ ? Nêu lên sự phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? Hướng dẫn học sinh: a) Vẽ biểu đồ:
  11. 1442,5 x 100 - Rừng đặc dụng = = 12,5% 11.573 b) Vẽ biểu đồ tròn: 40,9 % Biểu đồ cơ cấu rừng nước ta năm 2002 - Nhận xét: Cơ cấu rừng nước ta chia 3 loại. + Rừng phòng hộ và rừng sản xuất chiếm tỉ lệ lớn. + Rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ nhỏ (12,5%). Bài tập 5: Dựa vào hiểu biết của em về ngành công nghiệp nước ta. Hãy hoàn chỉnh sơ đồ các nguồn tài nguyên ảnh hưởng các ngành công nghiệp nước ta. Nguồn tài nguyên Các ngành công nghiệp Nhiên liệu, than, dầu khí Kim loại: sắt, thiếc, chì, kẽm, Phi kim: Apatit, piret, phốtphorít Vật liệu xây dựng: . sét, đá vôi. Công nghiệp năng lượng, thủy điện Đất, nước, rừng, sinh vật,
  12. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Hướng dẫn học sinh: Các yếu tố Sự phát triển và phân bố Các yếu tố đầu vào công nghiệp đầu ra nguyên Năng Lao Cơ sở Chính sách phát Thị trường Thị trường liệu lượng động vật chất triển công nghiệp trong nước ngoài nước kĩ thuật Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Bài tập 7: Dựa vào bảng số liệu sau: Tiêu chí Đất nông nghiệp Dân số Địa phương (nghìn ha) (triệu người) Cả nước (năm 2002) 9406,8 79,7 Đồng bằng sông Hồng 855,2 17,5 Em hãy tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng. Vẽ biểu đồ cột để thể hiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng năm 2002. Nhận xét biểu đồ ? Hướng dẫn học sinh: a) Tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người lập bảng số liệu mới. Đất nông nghiệp Bình quân đất nông nghiệp = (người / ha) Số dân tương ứng -Lập bảng số liệu mới: 28
  13. Hướng dẫn hoc sinh vẽ biểu đồ: 13.7 Kinh tế Nhà nước 38.4 Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân 31.6 Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 8.3 8 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2002). Nhận xét : Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta đa dạng. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (38,4%), ít nhất là thành phần kinh tế tập thể (8,0%) Bài tập 9 : Căn cứ vào bảng số liệu : Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%) 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp, xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002 Hãy nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau : -Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5 xuống còn 20,3 % nói lên điều gì ? -Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ? Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ : (Biểu đồ miền là biến thể của biểu đồ cột) 30
  14. Trả lời: Vẽ biểu đồ: chính xác, đẹp. % 100 - 12,9 Gia súc 80 - 17,3 19,3 Gia cầm 60 - 17,5 Sản phẩm trứng, sữa 40 - 63,9 62,8 Phụ phẩm chăn nuôi 20- 1990 2002 năm Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1999 và 2002. Bài tập 11: Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002(%); hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét. Tổng số Nông, lâm, ngư Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ nghiệp 100,0 1,7 46,7 51,6 32
  15. Trả lời: Biểu đồ trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ b/ Nhận xét: - Tây Bắc tăng: (696,2 - 302,5) : 7 = 56,24 tỉ đồng. - Đông Bắc tăng: (14301,3 – 6179,2) : 7 = 1.160,3 tỉ đồng. * Vậy trong cùng thời gian 7 năm (1995- 2002) giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc 20 lần. Bài tập 13: Dựa vào bảng số liệu thống kê năm 2002 dưới đây: Vùng kinh tế Đồng bằng Trung du miền Tây Nguyên Cả nước sông Hồng núi Bắc Bộ Mật độ dân số (người/km2) 1.179 114 81 242 Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số trung bình các vùng năm 2002. Nhận xét biểu đồ về mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng. a) Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ
  16. -Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ: Nghìn/ha 6,0 6 5,6 4 4,1 2 0 2,7 1,9 1,5 1,3 0,8 Đà.N Q.Nam Q.Ngãi B.Định Phú Yên K.Hoà N.Thuận B.Thuận BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002 * Nhận xét: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ các Tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản thấp: Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Ninh Thuận. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản cao nhất là Khánh Hoà và Quãng Nam Bài tập 15: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Năm Tiêu chí (%) 1995 1998 2000 2002 Dân số đồng bằng sông Hồng 100 103,5 105,6 108,2 Sản lượng lương thực 100 117,7 128,6 131,1 Lương thực bình quân đầu người 100 113,8 121,8 121,2 a) Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người của đồng bằng sông Hồng? b) Nhận xét mối tương quan của 3 đường biểu diễn đã vẽ ở biểu đồ? Hướng dẫn học sinh: a. Vẽ biểu đồ: