10 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

docx 31 trang Trần Thy 10/02/2023 10380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: 10 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. - Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử (thường được gọi là game). b/ Biểu hiện:(0.75điểm) - Ta có thể thấy ở bất kì đâu trên khắp nẻo đường, từ thành thị đên nông thôn những quán internet mọc lên như nấm. 0,25 - Món tiêu khiển hấp dẫn này đã thu hút nhiều đối tượng, trong đó nhất là học sinh. -Học sinh có thể ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mân với những trò chơi như: liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng quên cả thời gian, quên ăn, quên học. c/ Nguyên nhân:(1điểm) - Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục 0,75 đích học tập. - Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con. - Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục - Do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân d/ Tác hại:(1điểm) - Ảnh hưởng tới sức khỏe như: mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. - Tốn tiền của gia đình một ích vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người (nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người). 1,0 - Học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém. - Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô. e/ Biện pháp:(1điểm) - Học sinh phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó. - Cần có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó. 1,0
  2. I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. (Ngữ văn 8 – Tập hai) a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1 điểm) b. Trong văn bản tác giả đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Vậy mục đích đó là gì? (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Xác định các câu nghi vấn và nêu chức năng của chúng trong các đoạn trích sau: a. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (Lão Hạc - Nam Cao) b. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay. ___HẾT___
  3. - Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá, phục vụ cho đời sống con người * Thực trạng môi trường hiện nay: - Ô nhiễm nguồn không khí: 1 điểm - Ô nhiễm nguồn nước: - Ô nhiễm nguồn đất: - Ô nhiễm về âm thanh, ánh sáng, tại các đô thị lớn (Học sinh lập luận và dẫn chứng để làm sáng tỏ những thực trạng trên) * Nguyên nhân: - Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế 0.5 điểm - Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp, thải ra môi trường nước thải, rác thải công nghiệp chưa qua xử lí, không phân huỷ được, - Nhà nước, các công ty thiếu hoặc chưa đầu tư vào việc xử lý vệ sinh môi trường - Pháp luật chưa xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường - Ý thức của con người tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường còn thấp. * Hậu quả: - Môi trường sống không an toàn, thiên tai, dịch bệnh gia tăng, - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, sức khoẻ, sinh mạng con người (Học sinh nêu dẫn chứng cụ thể). * Giải pháp: - Giáo dục, tuyên truyền ý thức, trách nhiệm của con người về bảo vệ môi trường. - Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. - Vận dụng, nhân rộng mô hình của các tỉnh, thành, quốc gia thực hiện môi trường xanh – sạch – đẹp. 1 điểm * Liên hệ: hành động của bản thân trong việc bảo vệ môi trường. Kết bài: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của môi trường đối với sự tồn vong của nhân loại. - Lời kêu gọi bảo vệ môi trường.
  4. ĐỀ 4 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút Câu 1 (3 điểm) a. Hành động nói là gì? Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp. b. Chỉ ra hành động nói trong hai câu văn sau? Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? (Lí Công Uẩn- Chiếu dời đô) Câu 2: ( 2điểm) Chép lại nguyên văn phần dịch thơ bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh . Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Câu 3: ( 5 điểm). Em hãy làm sáng tỏ “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch của học sinh”. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: Ngữ văn – Lớp 8 Đáp án gồm: 02 trang Câu Ý Nội dung Thang (điểm) điểm a - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục 1,0 đ đích nhất định Câu 1 - Một số kiểu hành động nói thường gặp là: hành động trình bày, hành (3,0 động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc 1,0đ điểm) ( kể đúng được hai hành động đạt 1,0 điểm, nếu chỉ kể được một hành động đạt 0,5 điểm) Câu 1: Hành động trình bày 0,5đ
  5. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 5 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút A. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ. B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng. C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. Câu 2. “Minh nguyệt” có nghĩa là gì? A. Trăng soi. B. Trăng đẹp. C. Trăng sáng. D. Ngắm trăng. Câu 3. Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hàng ngày? A. Câu nghi vấn. B. Cầu cảm thán. C. Cầu cầu khiến. D. Câu trần thuật. Câu 4. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào? A. 958. B. 1010. C. 1789. D. 1858. Câu 5. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ. Câu 6. Có thể thay thế từ “tấp nập” trong câu “Các bạn đã tấp nập đầu quân” bằng từ nào? A. tất bật. B. nô nức. C. huyên náo. D. tấp tểnh. Câu 7: Hai câu thơ “Chiếc truyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa Câu 8. Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận có tác dụng như thế nào? A. Làm cho bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. B. Làm cho bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ, sắc sảo hơn. C. Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lí. D. Làm cho bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn. B. Phần tự luận (8 điểm): Câu 9. Em hãy chép thuộc khổ thơ thứ ba bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài. Câu 10. Chứng minh rằng Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi tràn đầy niềm tự hào dân tộc./.
  6. khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm yêu nước của tác giả gắn liền với chống xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc 0.75 3. Niềm tự hào về độc lập, chủ quyền dân tộc qua 8 câu tiếp : 2.0 + Tác giả đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền của dân tộc : văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chủ quyền và lịch sử lâu đời. + Những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc mang tính sâu sắc, toàn diện hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc- bài thơ « Sông núi nước Nam ». Bài thơ « Sông núi nước Nam » xác định chủ quyền trên 2 phương diện là chủ quyền và lãnh thổ còn đến Nguyễn Trãi ngoài 2 yếu tố trên ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới đó là văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. + Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gọi vua nước Nam là đế, nâng vị thế vua nước ta ngang hàng với các triều đại của vua phong kiến Trung Hoa. + Nguyễn Trãi còn tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tăng sức thuyết phục cho bài cáo, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận. Tác giả đặt nước ta ngang hàng với các triều đại phong kiến Trung Hoa về nhiều phương diện như trình độ chính trị, văn hóa Những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn rõ ràng hơn 4. Sức mạnh của chân lí, chính nghĩa 1.0 Tác giả đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, người bị bắt : Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt
  7. (Những ngày thơ ấu / Nguyên Hồng) Câu 2 (2.0 điểm) Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự các từ được in đậm trong đoạn văn sau: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. (Cây tre Việt Nam / Thép Mới) Câu 3 (6.0 điểm) a. Chép lại theo trí nhớ bản phiên âm và dịch thơ tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh (trong Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2). b. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn 8 Đáp án và thang điểm CÂU YÊU CẦU ĐIỂM 1. a. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để 2.0 có ăn ư ? b. Một hôm , cô tôi gọi tôi đến bên , cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? a. Câu nghi vấn: “Con ng-êi ®¸ng kÝnh Êy b©y giê cũng theo gãt Binh T- ®Ó cã 1.0 ¨n - ?”. Chức năng: bộc lộ cảm xúc. b. Câu nghi vấn: “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”. Chức 1.0 năng: hỏi. 2. Hiệu quả diễn đạt của trật tự các từ in đậm sau:
  8. còn là tù nhân mà là một “thi gia” đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. 1.5 - Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng. 1.0 * Kết bài: khái quát lại vấn đề bàn luận. 0.5 Tổng điểm 10.0 Hết ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 7 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút Câu 1 (3.0 điểm): 1. Xác định các câu nghi vấn và nêu chức năng của chúng trong các đoạn trích sau: a) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (Lão Hạc/Nam Cao) b) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? (Những ngày thơ ấu/Nguyên Hồng)
  9. - Đến đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. (1,0 đ) * Học sinh có thể bổ sung thêm: Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Câu 3 (5,0 điểm): * Yêu cầu về hình thức: (1đ) - Trình bày sạch đẹp, bố cục đủ 3 phần. - Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả. * Yêu cầu về nội dung: Mở bài: - Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử. - Nêu vấn đề cần nghị luận. Thân bài: • Hiện trạng: - Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng. - Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới. - Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa * Nguyên nhân: - Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó. - Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. - Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái * Tác hại: - Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học - Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi - Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế - Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác
  10. 1- Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? 2- Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. 3- Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ. 4- "Than ôi! " là thành phần cảm thán hay câu cảm thân? Vì sao? 5- Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ” Trong đoạn văn, em sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (gạch chân câu nghi vân ấy) Phần II- 3,5 điểm Lý Công Uẩn là vị vua anh minh, tài đức, là người có công khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Trong "Chiếu dời đô", ông viết: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” 1.Giải thích nghĩa của từ: thắng địa, trọng yếu. 2.Lịch sử hơn một ngàn năm qua đã chứng tỏ quyết định của Lý Công Uẩn là vô cùng đúng đắn và sáng suốt. Nếu phải viết một đoạn văn nghị luận phát triển luận điểm: ”Đại La là nơi thắng địa, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của muôn đời” thì em sẽ sử dụng nhĩmg luận cứ nào? 3.Đại La xưa, Hà Nội nay đã được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì Hoà bình" vào năm 1999. Là học sinh Thủ đô, em suy nghĩ gì về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy danh hiệu đáng tự hào này? Hãy trình hãy suy nghĩ của em bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi). Hướng dẫn chấm Phần 1 Câu 1 • Bài thơ Nhớ Rừng 0,25 điểm • Tác giả Thế Lữ 0,25 điểm Câu 2 • Chép chính xác đoạn thơ 1,5 điểm
  11. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 9 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút I. Phần trắc nghiệm (2 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi sau: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy [ ] Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (Ngữ văn 8, tập hai) Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? A. Chiếu dời đô. B. Nước Đại Việt ta. C. Hịch tướng sĩ. D. Bàn luận về phép học. Câu 2. Tác giả đoạn trích trên là ai? A. Nguyễn Thiếp. B. Trần Quốc Tuấn C. Lí Công Uẩn. D. Nguyễn Trãi. Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Thuyết minh. Câu 4. Câu: “Xin chớ bỏ qua” là kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cảm thán. C. Câu cầu khiến. D. Câu trần thuật. Câu 5. Mục đích của hành động nói trong câu: “Kẻ hèn thần cung kính tấu trình” là: A. Để hứa hẹn. B. Để điều khiển. C. Để hỏi. D. Để trình bày. Câu 6. Vai hội thoại trong lời xưng hô giữa “kẻ hèn thần” với “Hoàng thượng” thuộc quan hệ nào? A. Quan hệ ngang hàng. B. Quan hệ dưới trên. C. Quan hệ quen biết. D. Quan hệ thân tình. Câu 7. Câu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 8. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” là gì?
  12. - Học sinh nêu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: ( 0,75 đ ). Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó ( thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) trong hoàn cảnh bí mật, thiếu thốn,, vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Bài thơ được Bác viết vào tháng 2 năm 1941. b) Về hình thức: Học sinh viết đúng đoạn văn. Về nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: + Từ “ sang” có nghĩa là sang trọng, giàu có. ( 0,25đ ) + Từ “ sang” trong bài thơ: ( 1,25đ ) - Đó là sự giàu có về mặt tinh thần trong cuộc đời làm cách mạng của Bác, Người lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống. - Đó là sự sang trọng, giàu có của một tâm hồn luôn tìm thấy sự hòa hợp, tự tin, thư thái cùng với thiên nhiên, đất nước. - Đó là sự sang trọng, giàu có của một người chiến sĩ cách mạng vượt lên mọi gian khổ, khắc nghiệt. -> Qua đó thể hiện một lối sống, một quan niệm nhân sinh tuyệt đẹp , một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Bác. Câu 2. (5 điểm). 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài nghị luận văn học. Có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài đầy đủ; luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tùy tiện. Cụ thể cần đạt các ý cơ bản sau: A. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề và nêu được vấn đề nghị luận. B. Thân bài: 1. Tình yêu trong sáng, đằm thắm, thiết tha mà Tế Hanh viết về làng quê mình đó chính là tình yêu, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ ra đời trong dòng cảm xúc nhớ thương da diết của nhà thơ khi ông đang học xa nhà. Sự xa cách đó làm cho tình yêu quê càng tha thiết, cháy bỏng hơn. 2.Chứng minh: Tình yêu quê hương của nhà thơ: a) Tình yêu quê hương được biểu hiện qua nỗi nhớ về làng chài ven biển.
  13. - Nghệ thuật điệp từ, liệt kê đã khắc sâu tình yêu, nỗi nhớ quê hương da diết của Tế Hanh. 3. Bài thơ đã cho ta thấy tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, thiết tha của Tế Hanh khi ông viết về làng quê mình qua những vần thơ trữ tình giàu yếu tố nghệ thuật. C. Kết bài: - Khái quát vấn đề. - Bộc lộ cảm xúc bản thân. 3. Cách cho điểm: Điểm 4,5 -5: Đáp ứng được những yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 3- 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 2: Đáp ứng được ½ yêu cầu nêu trên, diễn đạt chưa thật tốt nhưng rõ ràng, dễ hiểu. Điểm 1: Chưa nắm được yêu cầu của đề bài, phân tích còn chung chung. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp. Điểm 0: Không hiểu yêu cầu của đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp hoặc không làm. * Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý chung mang tính định hướng. Các giám khảo chấm cần linh hoạt. Cần chú ý khuyến khích những bài viết hiểu đề, có chất văn, diễn đạt tốt. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 10 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." (Ngữ văn 8 – Tập hai) Câu 1:(1 điểm) Em hãy cho biết đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? Câu 2:(1 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 3:(2 điểm) Trong đoạn văn trên, theo em có thể thay từ “quên” bằng từ “không”, từ “chưa” bằng từ “chẳng” được không? Vì sao? II. LÀM VĂN: (6 điểm) Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. ĐÁP ÁN
  14. - Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em. - Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm (Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác) - Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực. Kết bài: - Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận. - Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác. - Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.