21 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

docx 50 trang Trần Thy 11/02/2023 9740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "21 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx21_de_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: 21 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. - Không yêu cầu học sinh phải nêu đủ các số liệu cụ thể, chính xác như diện tích, số học sinh ; hs phải vận dụng kiến thức đã học để thuyết minh về một đối tượng rất gần gũi với các em (ngôi trường thân yêu) - cần phân biệt rõ yêu cầu thuyết minh để làm rõ về ngôi trường, không lạc đề sang miêu tả hoặc kể chuyện về ngôi trường. 3 Kết bài: 1,0 - Bày tỏ thái độ, tình cảm của hs với ngôi trường 0,5 - Nêu trách nhiệm của bản thân với việc xây dựng, phát huy 0,5 thành tích, truyền thống của nhà trường VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Câu 2 Phần làm văn) Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh về ngôi trường, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh về ngôi trường, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn, diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích, mắc một số lỗi chính tả. Điểm 2 - 3: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ lạc sang kể chuyện hoặc miêu tả lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, lạc đề. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của hs. - Khi cho điểm toàn bài, giáo viên cần xem xét cụ thể các yêu cầu này và có hướng khắc phục trong HK II với từng đối tượng học sinh. Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0). ĐỀ 13 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút
  2. b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. c) Tìm 2 câu ghép có trong đoạn văn. d) Qua đoạn văn trên, em cảm nhận nhân vật “tôi” là người như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn không quá 5 câu ). Câu 2: ( 4.0 đ) Viết bài văn giới thiệu về một đồ dùng học tập của học sinh. HƯỚNG DẪN CHẤM Ðề kiểm tra HỌC KÌ I, Năm học 2017-2018 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Kết quả B D D A C B C B C C A A II - PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 đ) Câu 1: ( 3,0 đ) a) Nội dung của đoạn văn: Nhân vật “tôi” đang thuyết phục chính mình không nên giận vợ.( 0,5đ) b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Nghị luận. (0,5đ) c) Học sinh tìm đúng 2 câu ghép trong đoạn văn. (1,0đ) d) Học sinh viết đoạn văn ngắn (không quá 5 câu) nêu cảm nhận của mình về nhân vật “tôi” trong đoạn văn (có thể nêu xung quanh ý: ông giáo là người yêu thương vợ, nhân hậu, rộng lượng, luôn suy nghĩ về cách nhìn và đánh giá con người ) (1,0đ) Câu 2: ( 4,0 đ) 1. Yêu cầu: a ) Hình thức: Học sinh viết được một bài văn thuyết minh có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả b ) Nội dung: Giới thiệu về một đồ dùng học tập của học sinh. 2.Tiêu chuẩn cho điểm: A. Mở bài ( 0,5 đ ): Nêu đối tượng thuyết minh. B. Thân bài ( 3,0 đ ) - Cấu tạo của đồ dùng: gồm mấy bộ phận, các bộ phận đó gồm những gì, chất liệu gì, có liên quan với nhau như thế nào? (1,0 đ) - Ích lợi của đồ dùng đó trong việc học tập của học sinh (1,0 đ) - Cách sử dụng và bảo quản (1,0 đ) C. Kết bài (0,5đ): Bày tỏ thái độ của người viết đối với đồ dùng. * Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo. - Hết -
  3. 4 Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ là vì: - Cảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được 0,5 hít thở trong bầu không khí của tình mẫu tử tuyệt vời - Tất cả mọi giác quan của Hồng đều thức dạy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực 0,5 điểm khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ. PHẦN II. 1 HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ LÀM (2 điểm) tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, VĂN phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt (7 điểm) chẽ về nội dung và hình thức a. Đảm bảo về thể loại, thể thức, số câu. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề, có liên hệ thực tế. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Mẹ là niềm hạnh phúc mà con có được, là người phụ nữ chịu thương chịu khó nhất, là người phải gồng mình gánh vác gia đình, là người cho con người sống, cho con nghị lực, cho con mọi thứ tốt đẹp nhất trên đời - Niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người là có mẹ và còn mẹ bên cạnh chúng ta. - Tình yêu của mẹ là vô điều kiện sẽ không bao giờ mất đi dù 1,0 cho con có làm bất cứ điều gì mẹ cũng không trách. - Kể một số việc làm và hành động của em thể hiện tình yêu với mẹ: Giúp đỡ mẹ làm công việc nhà những lúc bố mẹ mệt hoặc ốm đau; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, - Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc vì với riêng bản thân em mẹ là điều tuyệt vời nhất và là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà em có được. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 (tình yêu của em đối với mẹ). e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 Viết bài văn thuyết minh (5 điểm) Đề: Thuyết minh về chiếc bút bi. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, 0,5 câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí. b. Xác định đúng kiểu bài và đối tượng thuyết minh; biết liên hệ thực tế và mở rộng vấn đề. 0,5
  4. bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. ( ) (Ngữ văn 8, tập một) a) Phần trích trên thuộc văn bản nào? b) Văn bản ở a thuộc loại văn bản gì? c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì?d) Văn bản ở a viết về chủ đề nào? Câu 2 (2 điểm): Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C - V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép? Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Câu 3 (6 điểm): Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu 1 (2 điểm): Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi: ( ) Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. ( ) (Ngữ văn 8, tập một) Học sinh trả lời đúng, mỗi câu được 0,5 điểm: a) Phần trích trên thuộc văn bản nào? - Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (0,5đ) b) Văn bản ở câu a thuộc loại văn bản gì? - Văn bản nhật dụng (0,5đ) c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì? - Rác thải sinh hoạt (0,5đ) d) Văn bản ở câu a viết về chủ đề nào? - Bảo vệ môi trường (0,5đ) Câu 2 (2 điểm): Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C - V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép? Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. - Học sinh nêu đúng định nghĩa câu ghép:(1 điểm) Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. - Xác định đúng các cụm C-V và trả lời đúng mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép như ở dưới :(1 điểm) Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn:
  5. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.” (Ngữ văn 8- Tập1- NXB Giáo dục) a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 1 điểm) b/ Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào? ( 0,5 điểm) c/ Nêu nội dung chính của đoạn văn? ( 0,5 điểm) Câu 2: (2 điểm ). a/ Câu ghép là gì? ( 0,5 điểm) b/ Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1,5 điểm) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp) II. Tập làm văn: (6 điểm) Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em thích. ___Hết___ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn Lớp 8 Thời gian : 90 phút Câu/ Bài Nội dung Thang điểm Câu 1 a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Lão Hạc". Tác giả: Nam Cao 1 điểm b. Suy nghĩ của nhân vật ông giáo. 0,5 điểm c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên một thái độ sống, một cách ứng xử: cần có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những người xung quanh, biết tự đặt 0,5 điểm mình vào hoàn cảnh người khác thì mới có thể hiểu đúng về họ. Câu 2 - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo 0,5 điểm. thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu. - Câu ghép trong đoạn trích: Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. 0,5điểm Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. 0,5điểm - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện( giả thiết) - kết quả. 0,5 điểm. ( Nếu học sinh trả lời quan hệ điều kiện( giả thiết) vẫn đạt trọn số điểm) Câu 3 Gợi ý: 1. Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu chung về con vật nuôi. 2. Thân bài: 4 điểm.
  6. Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen. Câu 4 (5,0 đ) Trong thế giới thực vật, mỗi loài hoa có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Hãy thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐIỂM Thế nào là trường từ vựng? Hãy đặt tên trường từ vựng cho dãy Câu 1 từ sau: đi, đứng, chạy, nhảy, giẫm, đạp. (1.0 đ) - Trường từ vựng là tập hợp của tất cả các từ có nét chung về nghĩa. 0.5 - Đặt tên trường từ vựng: Hoạt động của chân. 0.5 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: a. Câu văn có sử dụng tình thái từ cầu khiến: Con nín đi! 0.5 Câu 2 b. Các từ láy tượng hình và tượng thanh: chầm chậm, hồng hộc, nức 0.5 (2.0 đ) nở, sụt sùi. c. Câu ghép 0.5 d. Dấu hai chấm có tác dụng: đánh dấu (báo trước) lời đối thoại. 0.5 Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản Cô bé bán diêm (An- đéc-xen). Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện Câu 3 1.0 (2.0đ) thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lý. Giá trị nội dung: Truyện kể về hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm, qua đó, nhà văn truyền cho người đọc lòng thương cảm chân 1.0 thành, sâu sắc đối với những con người bất hạnh. Trong thế giới thực vật, mỗi loài hoa có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Hãy thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Vận dụng được các kiến thức về văn thuyết minh và kỹ năng làm văn thuyết minh. - Kết cấu chặt chẽ; ngôn từ chính xác, dễ hiểu; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng dễ theo dõi; trình bày sạch, đẹp. b. Yêu cầu về kiến thức: Câu 4 Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng (5.0 đ) cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu tên loài hoa mà em yêu thích. 1.0 - Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của hoa: + Đặc điểm của hoa: nguồn gốc, thân, lá, nụ, hoa ; + Vai trò và tác dụng của hoa trong cuộc sống; 3.0 + Ý nghĩa của loài hoa; + Cách trồng, cách chăm bón. - Nêu cảm nghĩ và bài học về niềm vui sống giữa thiên nhiên, hoa cỏ. 1.0 * Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
  7. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học . (Thanh Tịnh – Tôi đi học) 3. Thuyết minh về một đồ dùng trong nhà hoặc một dụng cụ học tập (5đ) ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3đ- Đúng mỗi ý 0,25đ ĐA B D B C D B D A B A A A II. PHẦN TỰ LUẬN 7đ 1. Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản: Chiếc lá cuối cùng - Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả. (0,5đ) - Đảo ngược tình huống 2 lần. Hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên sự hấp đẫn cho thiên truyện. (0,5đ) 2. Xác định cấu trúc cú pháp trong câu ghép sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?(1đ) Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi / đi học . (0,5đ) (Thanh Tịnh – Tôi đi học) -Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: giải thích (0,5đ) 3. Thuyết minh về một đồ dùng hoặc một dụng cụ học tập (5đ) - MB: Giới thiệu vật dụng cần thuyết minh.(1đ) - TB: Thuyết minh các đặc điểm: (2đ) + Nguồn gốc xuất xứ, chủng loại + Đặc điểm hình dạng cấu tạo + Công dụng + Cách sử dụng và bảo quản - KB: Khẳng định vai trò, vị trí của vật dụng đó trong đời sống con người. (1đ) Đảm bảo bố cục: 2đ; Diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả: 2đ .Bài viết có sáng tạo (1đ) ĐỀ 19 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút Phần I: Tiếng Việt (2 điểm) Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây? A. Thán từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Tình thái từ Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để: A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. D. Đánh dấu phần chú thích.
  8. ĐÁP ÁN Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B C C B C D Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. Phần Nội dung Điểm Phần 1. - Đoạn văn trích từ tác phẩm “Tắt đèn” 0,25 II: - Tác giả: Ngô Tất Tố 0,25 Đọc– 2. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự. 0,5 hiểu (Nếu HS nêu nhiều phương thức biểu đạt thì không cho điểm) văn 3. - Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng 0,75 bản quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí (3,5 trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu. điểm) - Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh 0,5 (HS chỉ cần nêu được 1 trong hai cách trên vẫn cho điểm tối đa). 4. * Yêu cầu hình thức: 0,25 HS biết viết đoạn văn; diễn đạt rõ ràng, trôi chảy; độ dài đoạn văn phù hợp yêu cầu (từ 6 đến 8 dòng). * Yêu cầu nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác 1,0 nhau. Học sinh có thể đưa ra hai trong những phương án sau: - Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em. - Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ng ăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi. - Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi. Phần * Yêu cầu chung: III: - Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, Tập kết bài. làm - Ngôi kể: thứ nhất, xưng tôi hoặc em văn - Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả (4,5 và biểu cảm. điểm) - Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn viết có cảm xúc chân thành, tự nhiên, hợp lí. Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: 0,25 *Yêu cầu: Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng chung. *Cách cho điểm: - Điểm 0,25: đảm bảo yêu cầu - Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn. b.Thân bài: 4,0
  9. ĐỀ 20 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4). “ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào: A. Lão Hạc. B. Tôi đi học. C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây Phong. Câu 1.2. Đoạn trích trên thuộc thể loại: A. Nghị luận. B. Thuyết minh. C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết. Câu 1.3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để: A. Báo trước lời đối thoại. B. Báo trước phần giải thích. C. Báo trước phần thuyết minh. D. Báo trước lời dẫn trực tiếp. Câu 1.4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. Miêu tả. B. Tự Sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3). ''Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ''. (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 2.1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể: A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư. Câu 2.2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau: A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ. B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Câu 2.3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào: A. Dấu phẩy + quan hệ từ. B. Dấu chấm.
  10. - Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết 0,5 minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ. - Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ dùng đó. Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau - Mở bài: + Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh. 0,5 - Thân bài: + Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh. 0,5 + Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết 1,0 minh. Câu 4 + Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, 1,5 chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần + Công dụng chung của đối tượng thuyết minh. 1,0 1,0 + Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản. - Kết bài: + Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và 0,5 tương lai *Lưu ý: - Khuyến khích các bài viết sáng tạo. - Điểm trừ tối đa đối với bài làm không đảm bảo bố cục bài văn tự sự là 1,0 điểm - Điểm trừ tối đa đối với bài viết chưa biết vận dụng tối đa về ngôi kể 0,5 điểm - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt là 0,25 điểm ĐỀ 21 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4) “Cai lệ giọng vẫn hầm hè: - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! Rồi hắn quay ra bảo người nhà lí trưởng: - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc sảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.” (Ngữ văn 8, tập 1)
  11. Câu 2 2.1 2.2 2.3 1,0 C D A - Đoạn trích thể hiện hành động hung hăng, hống hách, không có tình thương của bọn tay sai và hoàn cảnh khốn khổ của gia đình chị Dậu. - Chị Dậu là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng chị lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, đảm đang tháo vát, giàu đức hi sinh, và có tình thương yêu chồng con tha thiết. Ở con người chị toát lên sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Chị dám đứng lên để bảo Câu 3 vệ chồng, dù có thể phải tù tội. Chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới xã hội phong kiến - Mức tối đa. HS nêu được đầy đủ ý trên - Mức chưa tối đa. 1,0 - Trả lời được 1 ý, và các ý còn lại chưa đầy đủ, chưa 0,25- chính xác. 0,75 - Mức không đạt + HS nêu sai nội dung, không đúng ý nào (không đúng 0 Tự yêu cầu câu hỏi) luận + Học sinh không trả lời/ Học sinh không làm bài. - Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết 0,5 minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ. - Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ vật đó. Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau - Mở bài: + Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh. 0,5 Câu 4 - Thân bài: + Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh. 0,5 + Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết 1,0 minh. + Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, 1,5 chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần + Công dụng chung của đối tượng thuyết minh. 1,0 1,0 + Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản. - Kết bài: + Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và 0,5 tương lai *Lưu ý: