6 Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Phần đọc hiểu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 19 trang Đăng Khôi 20/07/2023 9220
Bạn đang xem tài liệu "6 Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Phần đọc hiểu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx6_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_phan_doc_hieu_na.docx

Nội dung text: 6 Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Phần đọc hiểu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT – SỐ 1 (Phần đọc hiểu) Năm học: 2022 - 2023 I.Đọc thầm bài sau: BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mân bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ, Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ai cũng chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi: Câu 1. Buổi chiều khi gió đông bắc vừa dừng, nước biển có màu sắc như thế nào ? ( 0,5 điểm ) A. Màu đỏ đục B. Màu hồng C. Màu xanh D. Màu vàng Câu 2. Những từ ngữ nào cho ta thấy biển giống như một con người ? ( 0,5 điểm ) A. Bốc hơi nước, óng ánh đủ màu. B. Buồn vui, lạnh lùng. C. Vỗ đều đều, rì rầm. D. Dâng cao lên, chắc nịch.
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - MÔN TIẾNG VIỆT – SỐ 1 (Phần đọc hiểu) Năm học: 2022 – 2023 Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 9 Đáp án A B D C A D A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 Câu 8: (0,5 đ) - Tìm được từ : xanh trong hoặc trong veo Câu 10: (1 điểm ) Bài văn tả vẻ đẹp đặc sắc của nước biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. Hoặc Bằng cách sử dụng rất nhiều từ ngữ miêu tả màu nước biển hết sức giàu hình ảnh, sinh động và hấp dẫn, tác giả giúp người đọc cảm nhận được bức tranh tuyệt đẹp về biển cả với nhiều vẻ đẹp kì diệu. Câu 11 : ( 1 điểm ) - Ôi ,sắc màu của biển đẹp tuyệt vời ! - Biển đẹp quá , em yêu biển diệu kì !
  3. D. Yêu ngày con biết gọi mẹ, yêu bước đi chập chững, tiếng cười của con. 4. Vì sao bố ngơ ngẩn nhớ khi con vắng nhà ?(0,5 điểm) A. Vì bố yêu con. C. Vì mọi thứ đều gợi nhớ đến con. B. Vì bố đã quen có con. D. Vì tất cả các ý trên. 5. Trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”, có thể thay từ đầy ắp bằng từ nào cùng nghĩa? (0,5 điểm) A. Tràn ngập. B. Đầy rẫy. C. Tràn lan. D. Lan tràn 6. Từ in đậm trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con” thuộc từ loại nào: (0,5 điểm) A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Quan hệ từ 7. Trong khổ thơ 1 ( 4 dòng thơ đầu) có mấy danh từ chỉ người được dùng làm đại từ xưng hô ? (0,5 điểm) A. Một từ. Đó là: con C. Ba từ. Đó là: con, bố, mẹ B. Hai từ. Đó là: con, bố D. Bốn từ. Đó là: con, bố, mẹ, con ong 8. Dòng chỉ những từ láy là : A. Vụng dại, nhẹ nhàng, chút chít, xếp hàng, ngơ ngẩn. B. Dìu dịu, nhẹ nhàng, chút chít, chập chững, ngơ ngẩn. C. Chút chít, à ơi, đầy ắp, chập chững, thâm quầng. D. Chi chít, à ơi, đầy ắp, chập chững, thâm đen. 9. Từ in đậm trong cặp từ dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?(0,5 điểm) Lời ru ngọt ngào – mật ngọt A. Đó là một từ nhiều nghĩa. C. Đó là hai từ trái nghĩa. B. Đó là hai từ đồng nghĩa D. Đó là hai từ cùng nghĩa. 10. Bộ phận vị ngữ trong câu“Ngày con khóc tiếng chào đời, bố thành vụng dại trước lời hát ru.” là : (0,5 điểm) A. Ngày con khóc tiếng chào đời C. thành vụng dại trước lời hát ru B. bố thành vụng dại trước lời hát ru D. trước lời hát ru 11. Hãy nêu nội dung của bài thơ trên ? ( 1 điểm) 12. Đặt 1 câu có cặp từ chỉ quan hệ nói về tình cảm của người bố đối với người con trong bài thơ trên ? ( 1 điểm) .
  4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT – SỐ 3 (Phần đọc hiểu) Năm học: 2022 - 2023 I.Đọc thầm bài sau: Lý Tự Trọng Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng. Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ . Anh lập tức đứng dậy nói : - Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác. Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi . Theo Báo Thiếu niên Tiền phong II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi: Câu 1: Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì? (0,5 điểm) A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn. B. Làm liên lạc,chuyển và nhận thư từ, tài liệu. C. Làm liên lạc,bảo vệ anh cán bộ cách mạng. D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển. Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ” ?
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - MÔN TIẾNG VIỆT – SỐ 3 (Phần đọc hiểu) Năm học: 2022 – 2023 Phần I: Trắc nghiệm ( 5 điểm ) Mỗi đáp án đúng được 0.5 điẻm Câu Đáp án Điểm 1 B 0,5 điểm 2 D 0,5 điểm 3 C 0,5 điểm 4 C 0,5 điểm 5 Em hiểu được anh Lí Tự Trọng là một thanh niên yêu nước, 1 điểm sống có lí tưởng, sẵn sàng quên mình vì đồng đội. Anh là một người anh hùng. 6 - Ca ngợi anh Lý Tự Trọng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí 1,5 điểm tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. ( 1 đ) - Em học tập được ở anh: Là thanh niên, phải sống có lí tưởng vì dân, vì nước. Làm người, phải biết yêu đất nước, dám hi sinh vì Tổ quốc ( 0,5 đ) 7 A 0,5 điểm 8 A 0,5 điểm 9 B 0,5 điểm 10 Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương nhưng 1 điểm cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác- thai.
  6. Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên? A. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. B. Anh lính trẻ là con của ông lão. C. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. D. Anh lính trẻ trách cô y tá đưa anh gặp người không phải là cha mình. Câu 5. (1 điểm) Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Câu 6. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ “thương” là từ đồng âm? A. Yêu và thương, rất thương, thương và nhớ. B. Thương con, người thương, đáng thương. C. Thương người, xe cứu thương, thương của phép chia. D. Thương người, thương xót, xe cứu thương. Câu 7. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có từ “Mặt” mang nghĩa gốc? A. Gương mặt anh đầy lo lắng B. Mặt bàn hình chữ nhật C. Nhà quay mặt ra đường phố D. Mặt trống được làm bằng da Câu 8. (1 điểm) Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô? Có đại từ xưng hô. Đó là các đại từ: Câu 9. (1 điểm) Gạch dưới và ghi chú Trạng ngữ (TN), Chủ ngữ (CN), Vị ngữ (VN) trong câu sau: Rạng sáng, ông cụ mà tối qua anh lính gặp //đã qua đời. Câu 10. (1 điểm) Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ Điều kiện (Giả thiết) - Kết quả
  7. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT – SỐ 5 (Phần đọc hiểu) Năm học: 2022 - 2023 I.Đọc thầm bài sau: MƯA CUỐI MÙA Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng. Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Trần Hoài Dương II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi: Câu 1. (0,5 điểm) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? A. Những ánh chớp chói lòa. B. Tiếng mưa xối xả, tiếng sấm ì ầm. C. Tiếng động ầm ầm, tiếng mưa xối xả, tiếng sấm ì ầm. D. Mưa gió gọi mời Bé chạy ra chơi với chúng. Câu 2. (0,5 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng: Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh , tự nhiên có một chiếc lá đến nao lòng. Câu 3. (1 điểm) Điều gì khiến Bé nhận ra cơn mưa đêm ấy là cơn mưa cuối cùng? Câu 4. (1điểm) Điều gì khiến bé ân hận? Câu 5. (0,5 điểm) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh?
  8. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - MÔN TIẾNG VIỆT – SỐ 5 (Phần đọc hiểu) Năm học: 2022 – 2023 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 C 0,5 điểm 2 bình thường, vàng rực 0,5 điểm 3 Vì sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần tiếp sau, trời 1 điểm trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. 4 Bé ân hận quá vì Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm 1 điểm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. 5 C 0,5 điểm 6 B 0,5 điểm 7 A 0,5 điểm 8 A 0,5 điểm 9 Sán Sáng hôm sau lúc trở dậy 0,5 điểm Câu 10 và, mà 1 điểm 11 C 0,5 điểm
  9. D. cây đào, đám mây, đại ngàn và mặt đất. Câu 3. (0,5 điểm) Những hạt mưa mùa xuân được miêu tả như thế nào? A. Những hạt mưa xuân long lanh rơi từng giọt, từng giọt trên cành cây, ngọn cỏ, chìm đắm trong rét mướt. B. Những làn mưa bụi rơi lất phất như những tấm mạng nhện giăng mắc đầy trên hoa lá, cỏ cây long lanh nước. C. Bụi mưa hoa long lay bay lửng lơ như những chuỗi cườm nhỏ xíu năm màu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây. D. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh, ảo huyền, và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây. Câu 4. (0,5 điểm) Mùa xuân ở bản Vua Bà có những âm thanh và mùi hương nào? A. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim vỗ cánh, hương hoa lan tỏa. B. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim hót, mùi hương của cây lá. C. Tiếng chim vỗ cánh, tiếng chim hót, hương cây, hoa lan tỏa. D. Tiếng chim vỗ cánh, tiếng chim hót, hương cây, bụi mưa hoa long lanh. Câu 5. (1 điểm) Nêu nội dung của bài? Câu 6. (0,5 điểm) Từ ”ngon” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? A. Ru em, em ngủ cho ngon. B. Bữa cơm tối là bữa cơm ngon nhất trong ngày. C. Bạn ấy giải bài toán thật ngon lành. D. Những lời nói ngon ngọt thường là lời nói dối. Câu 7. (1 điểm) Em hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “ Mà không phải chỉ cây đào, nó// đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất”. Câu 8. (1 điểm) Gạch chân dưới đại từ trong câu sau và nêu tác dụng của nó: ”Tôi gặp mùa xuân về bản Vua Bà vào một buối sớm” Tác dụng : Câu 9. (0,5 điểm) Các từ ” ước mơ, ước muốn, ước mong, khát vọng” là những từ: A. Đồng âm B. Nhiều nghĩa C. Đồng nghĩa D. trái nghĩa Câu 10. ( 1 điểm) Hãy đặt một câu với quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.