Bộ đề ôn thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH Trần Quốc Toản

docx 24 trang Đăng Khôi 20/07/2023 9360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_on_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_truong_th_tran_q.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH Trần Quốc Toản

  1. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 10. Câu thứ hai trong bài văn “Họ không được phép ra khỏi phòng của mình” liên kết với câu thứ nhất bằng cách nào? a. Bằng cách lặp từ. b. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ). c. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ ngữ đồng nghĩa). d. Bằng từ ngữ nối. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: (5điểm), thời gian 15 phút: MÙA ĐÔNG NĂNG Ở ĐÂU? - Mùa hè nắng ở nhà ta Mùa đông nắng đi đâu mất? - Nắng ở xung quanh bình tích Ủ nước chè tươi cho bà Bà nhấp một ngụm rồi “khà” Nắng trong nước chè chan chát. Nắng vào quả cam nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em Nắng lặng ngàn bông hoa cúc. Nắng thương chúng em giá rét Nên ngắng vào áo em đây Nắng làm chúng em ấm tay Mỗi lần chúng em nhúng nước Mà nắng cũng hay làm nũng Ở trong lòng mẹ rất nhiều Mỗi lần ôm em mẹ yêu Em thấy ấm ơi là ấm XUÂN QUỲNH II. Tập làm văn: (5 điểm), thời gian 35 phút: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em mà em thích (hoặc cảnh đẹp ở nơi khác mà em từng đến thăm). hết
  2. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 2) Lớp : Năm học : Điểm Tên - Chữ kí GK Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì ? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra ! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. Truyện cổ Tày - Nùng Khoanh tròn chữ cái trước ý trử lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ? a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. b. Có rất nhiều nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc
  3. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 b. Cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở. c. Hạt đỗ nảy mầm / xe đỗ dọc đường. d. Một giấc mơ đẹp / rừng mơ sai quả. 9. Các vế trong câu “Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra.” được nối với nhau bằng cách nào ? a. Nối bằng một quan hệ từ. b. Nối bằng một cặp qua hệ từ. c. Nối bằng một cặp từ hô ứng. d. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 10. Hai câu cuối bài “Chẳng bao lâu như xưa” được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ b. Dùng từ ngữ nối c. Thay thế từ ngữ B. Kiểm tra viết I. Chính tả (5 đ) (thời gian 15 phút ) Cây trái trong vườn bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôi nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân đỉnh cát mịn, Bưỏi đỏ Mê linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưỏi Biên Hoà. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực II. Tập làm văn (5 điểm). Đề bài: Tả một người thân trong gia đình (hoặc họ hàng) của em. Hết
  4. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 3) Lớp : Năm học : 2010-2011 Điểm Tên - Chữ kí GK Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). A. Đọc thầm RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây yên lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh nắng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến thành màu xanh lá ngái. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy. Theo ĐOÀN GIỎI B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới dây: 1. Qua nội dung đoạn thứ hai của bài (Gió bắt đầu nổi biến đi) tác giả tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào? a. Lúc ban trưa. b. Lúc hoàng hôn. c. Lúc ban mai. 2. Từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh nắng vàng rực xuống mặt đất” thuộc loại từ gì? a. Động từ. b. Danh từ. c. Tính từ.
  5. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 ĐÁP ÁN MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 NĂM HỌC: 2010 – 2011 A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (1 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: b Câu 4: c Câu 5: a Câu 6: a Câu 7: c Câu 8: b B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn B. I. Chính tả (nghe – viết) * Chính tả: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định, trừ 0,25 điểm. B. II. Tập làm văn: - Viết được bài văn tả cảnh, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu; độ dài bài viết khoảng 20 câu. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
  6. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 4) Lớp : Năm học : 2011-2012 Điểm Tên - Chữ kí GK Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. A. Bài kiểm tra Đọc II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. Truyện cổ Tày - Nùng Khoanh tròn chữ cái trước ý trử lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ? a. Có rất nhiều nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. b. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. c. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc
  7. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 10. Từ khi những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng đã làm gì để thay đổi những túp lều lụp xụp như xưa? a. Dân làng lấy gỗ làm lại những túp lều. b. Dân làng lấy gỗ sửa lại những túp lều lụp xụp. c. Dân làng lấy gỗ làm nhà. B. Kiểm tra viết I. Chính tả (5 đ) (thời gian 15 phút) Cây trái trong vườn bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôi nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân đỉnh cát mịn, Bưỏi đỏ Mê linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hoà. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực II. Tập làm văn (5 điểm). Đề bài: Tả một người thân trong gia đình (hoặc họ hàng) của em. Hết
  8. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 5) Lớp : Năm học : 2012-2013 Điểm Tên - Chữ kí GK Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. A. Bài kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (5 điểm). * Bài đọc 1 : Nghĩa thầy trò, (trang 79-80) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. * Bài đọc 2 : Con gái, (trang 112-113) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. * Bài đọc 3 : Bầm ơi, (trang 130-131) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. * Bài đọc 4 : Lập làng giữ biển, (trang 36, 37) SGK Tiếng Việt 5 tập 2. II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi ! Theo NVD Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng ? a. Vì ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm. b. Vì cả hai người đều cao tuổi và bị ốm nặng. c. Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng. 2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài như thế nào? a. Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập. b. Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt. c. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình.
  9. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 6) Lớp : Năm học : Điểm Tên - Chữ kí GK Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH (Văn Phác ghi) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. 1. Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng? a. Buôn bán. b. Rải truyền đơn. c. Làm ruộng. d. May quần áo. 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? a. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.
  10. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 Đáp án – Đề số 6 1. Chính tả - Nghe -viết: Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ . đến chiếc áo dài tân thời) Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. 1: B 2.D 3.C 4.D 5.A 6.B 7.B 8. con II. Kiểm tra viết: (5 điểm) 1) Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ . đến chiếc áo dài tân thời) II. Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. Bài làm Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm. Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bối mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt. Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm rầng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà. Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình.
  11. TP Vị Thanh – Hậu Giang Đề ôn thi cuối kì 2 Trường : Tiểu học Trần Quốc Toản ĐỀ ÔN THI MÔN TIẾNG VIỆT Họ Và Tên : (Lớp 5 - Cuối kì 2 - Đề số 7) Lớp : Năm học : 2015-2016 Điểm Tên - Chữ kí GK Tên - Chữ kí GK ĐTT ĐT Cộng 1. 1. 2. 2. I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). A. Đọc thầm ĐÊM NHẠC TƯỞNG NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN Tiếp nối Đêm nhạc Trịnh 2015, Đêm nhạc Trịnh 2016 cũng có tên gọi “Nối vòng tay lớn” với chủ đề hướng về quê hương, đất nước. 26 tiết mục được trình diễn trong đêm nhạc tưởng niệm sẽ là những ca khúc quen thuộc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xoay quanh chủ đề này nhưng được nhiều thể hiện với những phong cách mới. Bênh cạnh sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Quang Dũng, Tùng Dương, Đức Tuấn, Trần Mạnh Tuấn Sau nhiều năm vắng bong, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh sẽ trở lại trong chương trình. Ngoài ra, còn phải kể đến phần tham gia biểu diễn của Thanh Bùi và nhiều ca sĩ trẻ như Hoàng Quyên, Tiên Tiên, An Trần, Tuấn Mạnh. 60.000 vé đã được phát ra miễn phí tại thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Đại diện gia đình Trịnh Công Sơn cho biết, sẽ có 40.000 vé được phát ra tại thành phố Hồ Chí Minh và 20.000 vé được phát ra tại thành phố Huế. Theo đó, đêm nhạc tưởng niệm 15 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ được tổ chức vào ngày 22-04 tại Công viên Hồ Bán Nguyệt, khu đô thị Phú Mĩ Hưng, Quận 7 và ngày 01-05 trên đường Trịnh Công Sơn, thành phố Huế. Chương trình được dàn dựng bởi đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn phụ trách âm nhạc và ban nhạc Hoài Sa. Đọc thầm đoạn văn trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. 1. Tên gọi của Đêm nhạc Trịnh 2016 là gì? a. Đêm nhạc Trịnh b. Nối vòng tay lớn c. Đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn 2. Chủ đề của đêm nhạc Trịnh 2016 là gì? a. Quê hương đất nước b. Nối vòng tay lớn c. Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn 3. Đêm nhạc sẽ diễn ra ở đâu? a. Tại thành phố Hồ Chí Minh b. Tại thành phố Huế c. Tại cả hai địa điểm trên 4. Giá vé cho đêm nhạc Trịnh 2016 là bao nhiêu? a. 60.000 đồng/vé