Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5

docx 15 trang Đăng Khôi 21/07/2023 20560
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH THUỶ ĐỀ GIAO LƯU CÂU LẠC BỘ LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG THỊNH MÔN TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài: 60 phút) Phần I. TRẮC NGHIỆM ( 1,75 điểm) (Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây) Câu 1: Từ nào viết sai chính tả? A.dạy dỗ B. gia đình C. dản dị D. giảng giải Câu 2: Từ nào không phải từ láy? A. yếu ớt B. thành thật C. sáng sủa D.thật thà Câu 3: Từ nào không phải là tính từ? A. màu sắc B. xanh ngắt C. xanh xao D. xanh thẳm Câu 4: Tiếng “công” trong từ nào khác nghĩa tiếng “công” trong các từ còn lại? A. công viên B. công an C. công cộng D. công nhân Câu 5: Từ nào là từ tượng hình? A. thoang thoảng B. bập bẹ C. lạch bạch D. bi bô Câu 6: Từ nào có nghĩa tổng hợp? A. vui lòng B. vui mắt C. vui thích D. vui chân Câu 7: Từ nào có nghĩa là: “Giữ cho còn, không để mất” ? A. bảo quản B. bảo toàn C. bảo vệ D. bảo tồn Phần II: TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1: Chỉ rõ chức vụ ngữ pháp của từ “thật thà” trong các câu văn sau: a) Bạn Lan rất thật thà. b) Thật thà là phẩm chất tốt đẹp của bạn Lan. Câu 2: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận CN, VN và từng bộ phận Trạng ngữ của câu văn sau: Ở Hạ Long, vào mùa đông, vì sương mù, ngày như ngắn lại. Câu 3: Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài “Cửa sông”, nhà thơ Quang Huy viết: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non. Khổ thơ trên gợi cho em liên tưởng tới câu thành ngữ, tục ngữ nào? Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ đó và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó. Câu 4: Viết một đoạn văn tả về cảnh một buổi làm việc của các bác sĩ và nhân viên y tế trong công tác phòng dịch covid – 19 mà em được chứng kiến. ( Hết)
  2. Bạn còn vấn đề gì băn khoăn? ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài: 60 phút) Phần I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Dòng nào viết sai quy tắc viết hoa? A. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn B. Nhà máy đường Sóc Trăng C. Công ti Gang thép Thái Nguyên D. Bộ Giáo dục và Đào tạo Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép? A. tươi tốt B. vương vấn C. giảng giải D. nhỏ nhẹ Câu 3: Từ nào không phải là động từ? A. tâm sự B. nỗi buồn C. vui chơi D. xúc động Câu 4: Từ nào có đặc điểm không giống các từ còn lại?
  3. Câu 7.D Phần II: BÀI TẬP : Câu 1: Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Phủ khắp cánh đồng là một màu xanh mướt mát. Trên cao, trập trùng những đám mây trắng. Dưới thảm cỏ, đàn bò đang tung tăng chạy nhảy. Câu 2: - 4 câu văn ở bài tập 1 được viết theo mẫu câu: + Câu 1&3: Ai thế nào?; + Câu 2: Ai là gì?; + Câu 4: Ai làm gì? - CN và VN của từng câu văn đó do những từ ngữ tạo thành: + Câu 1: CN là DT; VN là cụm ĐT + Câu 2: CN là cụm ĐT; VN là cụm DT + Câu 3: CN là cụm DT; VN là cụm TT + Câu 4: CN là DT; VN là cụm ĐT Câu 3. Ở bảy câu thơ, tác giả dã nói về hạt gạo như mang vị phù sa, như mang hương sen, như mang lời mẹ hát. Tất cả những thứ đó đều đã thân thuộc với chúng ta từ nhỏ. Và ngụ ý của tác giả muốn nói lên rằng hạt gạo là quê hương,mang chỉ một vị nhưng đầy nghĩa tình quý báu. Nhờ gắn bó máu thịt với làng quê, nhờ óc tưởng tượng phong phú và bay bổng, Trần Đăng Khoa đưa ta đi từ cái hữu hình (hạt gạo) đến cái vô hình. Hạt gạo chắt lọc cái tinh tuý của đất (vị phù sa), chắt lọc cái tinh tuý của nước (hương sen thơm) và ấp ủ cả cái tình của người (lời mẹ hát). Hạt gạo không những nuôi ta khôn lớn mà hạt gạo còn nặng tình, nặng nghĩa với đất, với nước và với người Hạt gạo chính là hồn của quê hương. Câu 4. Dàn ý và văn mẫu tham khảo: Tả một đêm trăng đẹp lớp 5 Trên đây là tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 01, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm trọn bộ đề thi học sinh giỏi Tiếng việt 5 nữa Họ và tên HS: Lớp : ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài: 60 phút) Phần I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tiếng nào sau đây có âm chính là âm "u" ? A. lúa B. núi C. tuỳ D. thuận Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ? A. màu sắc B. xanh tươi C. xanh thăm thẳm D. trời xanh Câu 3: Từ nào sau đây là từ ghép phân loại? A. anh em B. giúp đỡ C.xe lửa D. gắn bó Câu 4: Tiếng “nhân” trong từ nào khác nghĩa tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
  4. Câu 1: a) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào(CN), thơm mát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi(VN). (*Lưu ý: Nếu không có dấu phẩy sau từ thơm mát thì CN là: một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát) b) Gió(CN) bắt đầu thổi ào ào(VN), lá cây(CN) rơi lả tả(VN), từng đàn cò(CN) bay lả lướt theo mây(VN). Câu 2: - Có đại từ “tôi” làm CN: Tôi là học sinh. - Có đại từ “tôi” làm VN: Lớp trưởng lớp 5A là tôi. - Có đại từ “tôi” làm TN: Với tôi, việc học tập rất thuận lợi Câu 3: Đọc bài thơ trên, em thấy được tình yêu thương của người con đối với người mẹ thật đẹp đẽ và đáng quý biết bao. Hai câu thơ đầu cho em thấy những công lao to lớn của người mẹ, người sẵn sàng làm việc cật lực dưới thời tiết nắng như nung lửa để cấy cày nuôi những đứa con học hành. Người con trong bài thơ đã sớm thấu hiểu được nỗi khổ của mẹ mình nên đã ước trở thành một đám mây che cho mẹ cấy hết thửa ruộng đó. Ước muốn đó của em bé thật hồn nhiên nhưng cũng thật cao đẹp và chứa đầy tình cảm của người con dành cho mẹ. Câu 4: Yêu cầu của đề: tả quang cảnh làng, bản (hoặc phố phường) em lúc bắt đầu một ngày mới. Yêu cầu hình thức: Bài văn ngắn khoảng 20 dòng. Xem thêm: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em lớp 5 Trên đây là tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 02, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm trọn bộ đề thi học sinh giỏi Tiếng việt 5 nữa nhé! ĐỀ THI SỐ 03 Họ và tên HS: Lớp : ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài: 60 phút) Phần I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Từ nào viết sai chính tả? A. trông nom B. mắc lỗi C. lơ đễnh D. khô lẻ Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ? A. bánh nướng B. bánh rán C. rán bánh D. rán nấu Câu 3: Từ nào không phải là từ ghép? A. nhanh nhẹn B. chân chính C. chạy nhảy D. leo trèo Câu 4: Từ nào là tính từ? A. yêu mến
  5. Câu 1. D Câu 2. C Câu 3. A Câu 4. C Câu 5. A Câu 6. B Câu 7. C Phần II: BÀI TẬP : Câu 1: a) Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, cây hoa (CN) khẽ nghiêng mình, xao động, làm duyên với làn gió sớm(VN). b) Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ trải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi (CN) lại thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân (VN). Câu 2: 2 câu thơ đã cho: "Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay / Vượn hót chim kêu suốt cả ngày." Trong đó có: - Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày. - Động từ: hót, kêu. - Tính từ hay. Câu 3: Đoạn thơ có rất nhiều hình ảnh đẹp nhưng em cần đưa ra lý giải sao cho thích hợp khi lựa chọn hình ảnh đó.: - "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta": tình yêu Bác dành cho người chiến sĩ cách mạng (Tố Hữu) - "Thương cuộc đời chung": yêu thương con người, đất nước, nguồn cội, không chỉ yêu cuộc sống của bản thân mà Bác còn yêu cả "cuộc đời chung" cuộc sống lao động của mọi người. - "Thương cỏ hoa": yêu thiên nhiên - "Chỉ biết quên mình cho hết thảy/Như dòng sông chảy nặng phù sa ": cuộc sống của Bác là cống hiến cho đời, quên bản thân để lấy lòng yêu nước giữ vững non sông, tình yêu được so sánh như "dòng sông nặng phù sa" -> Tình yêu to lớn, mãnh liệt trong con người Bác. Ví dụ: Hình ảnh “dòng sông chảy nặng phù sa” là hình ảnh đẹp và gây xúc động nhất đối với em vì nó được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương, quên mình của Bác. Bác chia sẻ tình thương cho tất cả mọi người mà chẳng hề nghĩ đến riêng mình. Dòng sông cũng vậy, nó luôn chảy mãi, chảy mãi, đem đến cho đôi bờ sông những hạt phù sa đỏ giàu dưỡng chất để làm nên hạt gạo, làm nên cuộc sống ấm no hạnh phúc. Câu 4: Xem chi tiết dàn ý và văn mẫu tham khảo tại : Tả con vật nuôi trong nhà em lớp 5 -/- Trên đây là tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 03, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm trọn bộ đề thi học sinh giỏi Tiếng việt 5 nữa nhé! Bạn còn vấn đề gì băn khoăn? Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
  6. A. cuộc chiến tranh B. cái đói C. sự giả dối D. nghèo đói Phần II: BÀI TẬP Câu 1: Dùng gạch chéo(/) tách từng từ trong đoạn văn sau: Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sến, Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn, Câu 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Câu 3: “Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đó nhọn như trông là thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” (Tre Việt Nam- Nguyễn Duy) Em thấy đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của hình ảnh đó. Câu 4: Chọn một trong hai đề văn sau để làm: a) Em đã từng chứng kiến cảnh đường phố ồn ào, nhộn nhịp, hối hả trong lúc trời vần vũ chuyển mưa, khi em tan học trên đường trở về nhà. Hãy tả lại cảnh đó. b) Tả quang cảnh đường phố nơi em ở lúc trời mưa to vừa tạnh. Hết BÀI LÀM . . . . Để in đề, hãy tải trực tiếp file DOC, PDF phía dưới bài viết này! LỜI GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT SỐ 04 Phần I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. D Câu 4. C Câu 5. C Câu 6. C Câu 7. D Phần II: BÀI TẬP Câu 1: Ôm /quanh /Ba Vì /là /bát ngát/ đồng bằng/, mênh mông /hồ /nước /với /những/ Suối Hai/, Đồng Mô/, Ao Vua/, nổi tiếng/ vẫy gọi/. Mướt mát/ rừng/ keo /những /đảo /Hồ,/ đảo /Sến,/ Xanh ngát/ bạch đàn /những /đồi /Măng/, đồi /Hòn/, Câu 2: - 8 danh từ: sầu riêng, mùi thơm, mít, hương bưởi, cái béo, trứng gà, cái ngọt, mật ong.
  7. A. xoè ra B. quắt lại C. chạy ra D. rủ xuống Câu 3: Từ nào là tính từ? A. cuộc vui B. vẻ đẹp C. giản dị D. giúp đỡ Câu 4: Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại? A. yên tâm B. yên tĩnh C. im lìm D. vắng lặng Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình? A. lom khom B.chói chang C. chót vót D. vi vút Câu 6: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. xấu xa B. ngoan ngoãn C. nghỉ ngơi D. đẹp đẽ Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho người dân”? A. phúc hậu B. phúc lợi C. phúc lộc D. phúc đức Phần II: BÀI TẬP Câu 1: Xác định (CN),(VN) trong các câu văn sau: a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục. Câu 2:Hãy tìm 2 từ láy, 2 từ ghép phân loại và 2 từ ghép tổng hợp có tiếng “vui” Câu 3: “Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”. (Về thăm bà- Thạch Lam) Em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ qua đoạn văn trên? Câu 4: Dựa vào ý của bài thơ Gọi bạn (Định Hải - Nguyễn Biểu) em hãy viết thành một câu chuyện:
  8. Xem thêm văn mẫu: Tả người thân trong gia đình mà em yêu quý lớp 5 Câu 4: “Ngày xửa ngày xưa, ở một cánh rừng xanh sâu thẳm nọ có đôi bạn thân thiết sống cùng nhau là Bê Vàng và Dê Trắng. Cuộc sống của hai người bạn cứ thế trôi đi một cách êm đềm, vui vẻ và hạnh phúc. Cho đến một năm, trời làm hạn hán kéo dài hết tháng này sang tháng khác. Những đồng cỏ rộng xanh tốt nay đã chuyển sang màu vàng úa, rồi héo khô. Những con suối nước chảy rì rào cũng dần khô cạn. Lấy gì để hai người sống bây giờ? Thức ăn không có, nước không có. Liệu cứ đợi mưa xuống ư?. Cuối cùng, Bê Vàng quyết định đi tìm cỏ! Cậu lang thang không biết đã qua mấy con suối, mấy cánh rừng rồi mà vẫn chưa tìm thấy cỏ. Không nản chí, cậu vẫn quyết tâm đi. Đi mãi, đi mãi Đến lúc cậu quên cả đường về. Thương bạn, Dê Trắng ở nhà sốt ruột chờ nhưng chờ mãi mà chẳng thấy bóng dáng bạn đâu. Dê Trắng chạy khắp nẻo tìm Bê. Vừa đi, cậu vừa gọi “Bê! Bê!” mãi. Cứ thế, Dê Trắng cho đến tận bây giờ, mà cho tới tận bây giờ, ta vẫn thường nghe thấy tiếng “Bê! Bê!”. Trên đây là tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 05, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm trọn bộ đề thi học sinh giỏi Tiếng việt 5 nữa nhé! Bạn còn vấn đề gì băn khoăn? Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn Hủy Gửi TẢI VỀ de thi hsg lop 5 mon tieng viet so 5 h1993 (phien ban .doc) de thi hsg lop 5 mon tieng viet so 5 h1993 (phien ban .pdf) Xem thêm tại: Xem thêm tại: