Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

docx 12 trang Trần Thy 09/02/2023 14040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 8 A. VĂN BẢN 1. QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh) - Thể thơ: thơ tám chữ. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. - Nội dung: Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện qua một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. - Nghệ thuật: Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc, tinh tế, giàu ý nghĩa biểu trưng. 2. KHI CON TU HÚ (Tố Hữu) - Thể thơ: lục bát. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. - Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát giản dị, giọng thơ tha thiết, sôi nổi. 3. TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chí Minh) - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. - Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. - Nghệ thuật: Giọng điệu hóm hỉnh, tươi vui, sử dụng từ láy. 4. NGẮM TRĂNG (Hồ Chí Minh) - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  2. - Thể loại: cáo. - Nội dung: Có ý nghĩa như bản Tuyên ngôn độc lập: Nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực. 9. BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Nguyễn Thiếp) - Thể loại: tấu. - Nội dung: Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học: học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành. - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng. ❖ BẢNG SO SÁNH CÁC THỂ LOẠI CỦA KIỂU NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI: CHIẾU - HỊCH - CÁO - TẤU CHIẾU HỊCH CÁO TẤU
  3. - Có từ nghi vấn (gì, nào, sao, tại sao, bao - Dùng để hỏi. - Dùng để cầu Tại sao con chưa giờ, bao nhiêu) hoặc từ hay (nối các vế có khiến, khẳng làm bài tập? 1. CÂU NGHI VẤN quan hệ lựa chọn). định, phủ định, đe dọa, bộc lộ - Thường kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (?). cảm xúc - Có từ cầu khiến (hãy, đừng, chớ, đi, thôi, - Dùng để ra lệnh, yêu - Đi chơi thôi nào! 2. CÂU CẦU nào ) hay ngữ điệu cầu khiến. cầu, đề nghị, khuyên - Im lặng! KHIẾN bảo - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). - Có từ ngữ cảm thán (ôi, than ôi, hỡi ôi, biết - Dùng để bộc lộ cảm Ôi, hôm nay trông 3. CÂU CẢM bao, xiết bao, biết chừng nào ) xúc. bạn thật đẹp! THÁN - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). - Không có đặc điểm hình thức của các kiểu - Dùng để kể, thông báo, - Dùng để yêu Các bạn học sinh câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến nhận định, miêu tả cầu, đề nghị, lớp 8 đang làm bài 4. CÂU TRẦN bộc lộ tình cảm, kiểm tra. - Thường kết thúc bằng dấu chấm (.), trong THUẬT cảm xúc nhiều trường hợp, có thể kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc dấu ba chấm. - Có từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, - Thông báo, xác nhận Cậu ấy không học 5. CÂU PHỦ ĐỊNH chưa không có sự vật, sự việc, bài. tính chất, quan hệ nào đó
  4. - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) + Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình) - Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời và chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. 8. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU ❖ Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (thứ bậc quan trọng của sự vật, đặc điểm; thứ tự trước - sau; trình tự quan sát của người nói ) Ví dụ: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) => Tác dụng: sắp xếp theo thời gian lịch sử trước - sau của các nhân vật lịch sử. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
  5. Ví dụ: “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. (Lỗi Logic) Sửa lại: “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. - Câu hỏi lựa chọn A hay B thì A không bao hàm B và ngược lại. Ví dụ: Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? (Lỗi logic) Sửa lại: Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ? - Khi viết câu có kiểu kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và b cũng không bao hàm A. Ví dụ: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. Sửa lại: Bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn sắc sảo về ngôn từ. - A và B không phải là quan hệ nhân quả thì không dùng quan hệ từ nên. Ví dụ: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. Sửa lại: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con. (Quan hệ từ “nên” dùng cho quan hệ nhân - quả. Nhưng “rất mực yêu thương chồng con” không phải là kết quả của “cần cù, chịu khó”) Ví dụ: Nếu không phát huy được những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. Sửa lại: Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. (Cặp quan hệ từ “Nếu - thì” vốn để biểu thị mối quan hệ điều kiện - kết quả. Nhưng ở đây “những đức tính tốt đẹp” không sinh ra “những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề”) - Khi dùng cặp vừa vừa thì A, B phải bình đẳng nhau, không cái nào bao hàm cái nào
  6. • Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực). • Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực). c. Kết bài • Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận. • Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân. ĐỀ 1: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” CỦA NGƯỜI VIỆT NAM I. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề nghị luận. 1. Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”? - “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo - “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí ⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người. - “Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. 2. Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”? - Thầy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời - Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp - Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha - Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc - Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa 3. Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo” - Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn - Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức: + Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11 + Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo 4. Mở rộng vấn đề - Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập