Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

docx 14 trang Trần Thy 10/02/2023 9940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II - MÔN NGỮ VĂN 8 A.HỆ THỐNG KIẾN THỨC I/ PHÂN MÔN VĂN Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam TT Tên văn Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật bản 1 Nhớ rừng Thế Lữ Thơ tám Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn Bút pháp lãng mạn rất (Thơ mới) (1907- chữ bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán truyền cảm, sự đổi mới 1989) ghét thực tại tầm thường, tù túng và câu thơ, vần điệu, nhịp khao khát tự do mãnh liệt của nhà điệu, phép tương phản, thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm đối lập. Nghệ thuật tạo kín của người dân mất nước thuở ấy. hình đặc sắc. 2 Quê hươg Tế Hanh Thơ tám Tình yêu quê hương trong sáng, thân Lời thơ bình dị, hình ảnh (Thơ mới) (sinh chữ thiết được thể hiện qua bức tranh thơ mộc mạc mà tinh tế 1921) tươi sáng, sinh động về một làng quê lại giàu ý nghĩa biểu miền biển, trong đó nổi bật lên hình trưng(cánh buồm-hồn ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của làng, thân hình nồng thở người dân chài và sinh hoạt làng vị xa xăm, nghe chất chài. muối thấm dần trong thớ vỏ, ) 3 Khi con tu hú Tố Hữu Thơ lục Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự Giọng thơ tha thiết, sôi (Thơ (1920- bát do của người chiến sĩ cách mạng trẻ nổi, tưởng tượng rất Cáchmạng) 2002) tuổi trong nhà tù. phong phú, dồi dào. 4 Tức cảch Hồ Chí Đường Tinh thần lạc quan, phong thái ung Giọng thơ hóm hỉnh, Pác Bó Minh luật thất dung của Bác Hồ trong cuộc sống tươi vui, (vẫn sẵn sàng, (Thơ (1890- ngôn tứ cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. thật là sang), từ láy miêu cách mạng) 1969) tuyệt Với Người, làm cách mạng và sống tả (chông chênh); vừa cổ hòa hợp với thiên nhiên là một niềm điển vừa hiện đại. vui lớn. 5 Ngắm trăng Hồ Chí Thất ngôn Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến Nhân hóa, điệp từ, câu (Vọng Minh tứ tuyệt say mê và phong thái ung dung của hỏi tu từ và đối lập. Nguyệt; trích (chữ Hán) Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực Nhật kí trong khổ, tối tăm. tù) 6 Đi đường Hồ Chí Thất Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu Điệp từ (tẩu lộ, trùng (Tẩu Lộ; trích Minh ngôn tứ sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân san), tính đa nghĩa của Nhật kí trong tuyệt chữ lí đường đời; vượt qua gian lao hình ảnh, câu thơ, bài tù) Hán chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. thơ. (dịch lục bát) 7 Chiếu dời đô Lí Công Chiếu Phản ánh khát vọng về một đất nước Kết câu chặt chẽ, lập luận (Thiên đô Uẩn - Chữ Hán độc lập, thống nhất đồng thời phản giàu sức thuyết phục, hài chiếu) (Lí Thái Nghị ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại hòa tình - lí: trên vâng (1010) Tổ) luận Việt đang trên đà lớn mạnh. mệnh trời- dưới theo ý (974- trung đại dân 1028) 8 Hịch tướng Hưng Hịch Tinh thần yêu nước nồng nàn của Áng văn chính luận xuất sĩ Đạo dân tộc ta trong cuộc kháng chiến sắc, lập luận chặt chẽ, lí
  2. - Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu. - Khác về mục đích: + Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh. + Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh. + Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết. + Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa. - Khác về đối tượng sử dụng: + Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo. + Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu. b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận. - Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi, đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. - Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo, cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu, đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?) c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” - Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi. - Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đựơm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng. - Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng : + Ở “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh. - Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược. - Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc. d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).
  3. ➢ Yêu cầu: Nắm khái niệm và các kiểu hành động nói; xác định hành đông nói và cách dùng hành động nói trong ngữ cảnh nhất định. 3. Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại; ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ giao tiếp: a. Khái niệm vai xã hội trong hội thoại: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội); + Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). b. Chọn cách nói cho phù hợp với vai thoại. Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. c. Lượt lời trong hội thoại: - Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. 4. Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu. HS cần nắm được những tác dụng sau: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. 5. Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc) ➢ Yêu cầu: Biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập và xem lại các dạng bài tập đã làm (câu chia theo mục đích nói, vai xã hội và lượt lời trong hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu, chữa lỗi diễn đạt lô- gíc). III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN: 1.Thuyết minh: Giới thiệu một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh lam thắng cảnh. ❖ Danh lam thắng cảnh: a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh. b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó). c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai ❖ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm): a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm b/ Thân bài: - Nguyên liệu - Cách làm - Yêu cầu thành phẩm c/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người. 2. Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn). ❖ Chứng minh: - Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy. - Dàn ý : a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh b/ Thân bài: - Giải thích vấn đề (khi cần thiết): giái thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng
  4. II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT: 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới. “Chị Dậu run run: - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất! Chị Dậu vẫn thiết tha: - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! Cai lệ vẫn giọng hầm hè: - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng: - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào? Xác định hành động nói ở từng kiểu câu? Cho biết hành động nói ở mỗi câu được thực hiện bằng cách nào?(trực tiếp hay gián tiếp) b. Có mấy nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên? Mỗi nhân vật thực hiện mấy lượt lời? c. Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc hội thoại? 2. So sánh các câu sau đây rồi trả lời câu hỏi:(câu cầu khiến) - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (Ngô Tất Tố). - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ! - Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ! Câu hỏi: a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong 3 câu trên? b. Câu nào có sắc thái mệnh lệnh rõ nhất? Vì sao? 3. Đặt các câu cảm thán có các từ: trời ơi, hỡi ơi, chao ôi, biết bao, thay. 4. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của những từ in đậm trong các câu sau: a/ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. b/ Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. c/ Mua mấy xu chè tươi với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ. d/ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. 5. Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gic) trong những câu sau: a/ Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép. b/ Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội. III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN: Đề 1 Hiện nay, các bạn học sinh ít dành thời gian cho việc đọc sách. Hãy viết một bài văn nghị luận giúp các bạn thấy rõ lợi ích của việc đọc sách. Đề 2: Hồ chủ tịch dạy:“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”Em hiểu lời dạy trên như thế nào ? Đề 3: Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển rất hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh .Nhiều bạn ham mê điện tử mà sao nhãng học tập thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng .Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên. .Đề 4: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh, Đề 5: Vấn đề trang phục học sinh và văn hóa. Chạy đua theo mốt không phải là người học sinh có văn hóa. Đề 6: Lợi ích của việc đi bộ.
  5. 1. Học là gì ? - Là tiếp thu kiến thức lí luận. 2. Hành là gì ? - Là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức 3. Học với hành phải đi đôi là gắn bó với nhau là một. b. Trình bày các lí lẽ: 1. Học mà không hành thì học vô ích: - Hành là mục đích và là phương pháp của học. - Chỉ học lí thuyết suông, không vân dụng vào thực tiễn chẳng để làm gì. 2. Hành mà không học thì hành không trôi chảy : - Hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng, kinh nghiệm dẫn dắt thì lúng túng. - Hành mà không học chỉ là phá hoại. c. Phương hướng vận dụng: 1. “Học” cái gì và “học” như thế nào ? - Học ở sách vở, học trong thực tế, học ở kinh nghiệm người đi trước. - Học siêng năng, chăm chỉ, có thực hành. 2. “Hành” cái gì và “hành” như thế nào? Học kết hợp với hành ra sao ? - Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. - Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm. - Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển. c. Kết bài: - Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phươmg pháp học tập của chúng ta. - Nêu quyết tâm của người học sinh đối với vấn đề đó. Đề 3 :Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển rất hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh .Nhiều bạn ham mê điện tử mà sao nhãng học tập thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng .Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên * Mở bài: Nêu hiện tượng trò chơi điện tử rất hấp dẫn giới trẻ gây tác hại rất lớn Biểu hiện: Sao nhãng học tập, thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng. * Thân bài: - Nêu tình hìnhthực trạng của trò chơi điện tử: + Là trò chơi tiêu khiển hấp dẫn giới trẻ, có tác dụng . + Các tiệm net mọc tràn lan ở mọi nơi, thu hút một số lượng không nhỏ giới trẻ, nhất là tầng lớp học sinh + Một số bạn đã trở thành con nghiện - Nguyên nhân : Bản thân không kiềm chế, có tính tò mò, bạn bè rủ rê, gia đình quản lí lỏng lẻo, chính quyền địa phương chưa có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lí các quán điện tử. - Tác hại : Mắc các bệnh về mắt, suy sụp về tinh thần, sao nhãng học tập, chán học, bỏ học, nói dối cha mẹ, ăn cắp ăn trộm - Giải pháp : Tự kiềm chế bản thân, cha mẹ quản lí giờ giấc của con cái, tham gia các hoạt động bổ ích: Văn nghệ,thể thao * Kết bài : Nhận định của bản thân về hiện tượng – Rút kinh nghiệm cho bản thân. Đề 4: Nói không với tệ nạn xã hội I.Mở bài: Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý. II.Thân bài 1.Giải thích - Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
  6. - Thêm yêu đời và yêu cuộc sống. c.Trau dồi vốn hiểu biết: - Có điều kiện quan sát kĩ hơn về thế giới xung quanh, giúp tăng cường vốn hiểu biết về tự nhiên và mọi mặt của đời sống xã hội. *Đi bộ như thế nào? - Mỗi ngày dành một thời gian nhất định: từ 30->60p, lúc sáng sớm hoặc chiều tối - Trước khi đi bộ nên chú ý chuẩn bị quần áo, dày dép phù hợp: - Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước,thẳng lưng. vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên. - Điều quan trọng là cầnphải luyện tập thật đều đặn và thường xuyên. KB: Khẳng định lại vai trò của việc đi bộ,Lời khuyên. Đề 7:Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. I. Mở bài Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận. II. Thân bài Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định, 1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta: - Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác, đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, - Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa, - Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện, đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn - Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của Việt Nam và thế giới thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người. 2. Nguyên nhân - Hậu quả: a. Nguyên nhân * Khách quan: - Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp - Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân - Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
  7. b/ Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như: - Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. - Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Dẫn chứng: + Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An + Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô + Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. c/ Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường: - Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp - Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. - Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng ) - Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. - Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. - Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để. d/ Bạo lực học đường dẫn đến những tác hại như: - Với nạn nhân: + Tổn thương về thể xác và tinh thần. + Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. + Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. - Người gây ra bạo lực: + Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và mất dần nhân tính. + Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. + Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. + Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. e/ Đề xuất biện pháp khắc phục. - Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: + Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. + Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên cần ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả của hành động do bản thân thực hiện. + Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người. - Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. - Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. Kết bài: Khẳng định vấn đề: - Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.