Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5
- I - GHI NHỚ VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Từ đồng nghĩa (TĐN) là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia TĐN thành 2 loại: - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. V.D: Biểu thị mức độ, trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô, (chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước) + Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ. + Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt. + Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. II - BÀI TẬP THỰC HÀNH TỪ ĐỒNG NGHĨA Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau: a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến) b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu) c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du) d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên) e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu) Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: a - Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b - Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn. Bài 3: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại: a. Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. b. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội. c. Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây , cây cối đứng , không gian , không một tiếng động nhỏ. Bài 5: Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu:
- d. Xanh lam đậm và tươi ánh lên. e. Xanh tươi mỡ màng. Bài 2: a -Tổ tiên. b - Quê mùa. Bài 3: a. Chỉ nông dân (từ lạc: thợ rèn) b. Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp (từ lạc: thủ công nghiệp) c. Chỉ giới trí thức (từ lạc: nghiên cứu) Bài 4: Lần lượt: yên tĩnh, im lìm, vắng lặng. Bài 6: a) gọt giũa b) Đỏ chói. c) Hiền hoà Bài 7: a) xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ, (Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ)) b) to lớn, to tướng, to tát , vĩ đại, (Nghĩa chung: Có kích thước, cường độ quá mức bình thường) c) siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần, (Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó) Bài 8: - Nhóm 1: hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận, (tiếng hoà mang nghĩa: trạng thái không có chiến tranh, yên ổn) - Nhóm 2: hoà mình, hoà tan, hoà tấu (tiếng hoà mang nghĩa: trộn lẫn vào nhau) Bài 9: Là các từ đã gạch chân (theo văn bản gốc). Song theo ý kiến cá nhân người soạn thì ở đáp án (1) cũng có thể điền từ “thay da đổi thịt”. Bài 10: Bảng đen, vải thâm, gạo hẩm, đũa mun, mắt huyền, ngựa ô, chó mực. I. Thế nào là từ trái nghĩa lớp 5 - Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,. . . . * Xem thêm: Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. - Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD: Với từ "nhạt": - (muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là "độ mặn"
- Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây: a. Gạn đục khơi trong b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng c. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Gợi ý: Em hãy đọc các câu trên và tìm những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. Trả lời: a) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: gạn – khơi, đục – trong b) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: đen – sáng c) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: rách – lành, dở - hay Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5) Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ im đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a. Hẹp nhà bụng b. Xấu người nết c. Trên kính nhường Gợi ý: Em tìm từ có nghĩa trái ngược với các từ in đậm và điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu. Trả lời: Các từ được điền vào chỗ trống như sau: a) Hẹp nhà rộng bụng. b) Xấu người đẹp nết. c) Trên kính dưới nhường. Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5) Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau: a. Hòa bình b. Thương yêu c. Đoàn kết d. Giữ gìn Trả lời: a) Hòa bình > < phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại Câu 4 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5) Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3. Gợi ý: Em có thể đặt mỗi câu chứa một từ hoặc một cặp từ trái nghĩa. Trả lời: Mẫu tham khảo 1 - Nhân dân ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh. - Lan luôn giữ gìn của công, còn Hoàng luôn phá hoại của công như bẻ cành cây, giẫm lên bàn ghế.
- Trả lời: a) - Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. - Tượng đồng: làm bằng kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. - Một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam. b) - Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, giòn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc. - Đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. c) - Ba và má: bố, cha, thầy, mẹ, u, bầm - một trong những cách xưng hô đối với người sinh thành ra mình. - Ba tuổi: biểu thị số năm sinh sống trên đời là 3. Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5) Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. M: - Nhà nhà treo cờ mừng ngày quốc khánh. - Cờ là một môn thể thao được rất nhiều người yêu thích Gợi ý: Em tìm từ có cùng cách phát âm với bàn, cờ, nước nhưng khác nghĩa, sau đó đặt câu phân biệt nghĩa của chúng. Trả lời: a) Bàn: - Sau khi học xong, em nhớ dọn dẹp sách, vở, bàn ghế lại cẩn thận h - Nhóm bạn của Lan đang bàn nhau tìm cách giúp đỡ Hoàng học tốt môn Toán. b) Cờ: - Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta. - Ông nội của Lan và ông ngoại của Mai thường đánh cờ vào buổi sáng. c) Nước: - Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. - Nước ta có hình dáng như chữ S. >> Tham khảo cách đặt khác: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5) Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng. Tiền tiêu Nam: - Cậu có biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy. Bắc: - Sao cậu bảo bố cậu là bộ đội? Nam: - Đúng rồi, thư trước ba mình báo tin: "Ba đang ở hải đảo." Nhưng thư này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc. Bắc: !!! Gợi ý: Em chú ý tới nghĩa của từ "tiền tiêu" và chỉ ra cách hiểu của Nam.
- Gợi ý: Em hãy nối hai cột dựa vào quan sát của mình về đặc điểm và lợi ích của răng, mũi, tai. Đáp án Răng - B. Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn. Mũi - C. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi. Tai - A. Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe. Câu 2 (trang 67 sgk Tiếng Việt 5) Nghĩa của các từ trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1? Nghĩa của các từ trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1? Răng của chiếc cào Làm sao nhai được? Mũi thuyền rẽ nước Thì ngửi cái gì? Cái ấm không nghe Sao tai lại mọc? Quang Huy Gợi ý: Em chú ý các từ răng, mũi, tai và công dụng của chúng được thể hiện trong bài thơ. rả lời: Răng (cào): là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc cùng chỉ về cái răng, nhưng răng cào dùng để cào, không dùng để nhai. Mũi (thuyền): là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc đã giải thích ở bài tập 1. Mũi thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi. Tai (ấm): nghĩa chuyển từ nghĩa gốc đã giải thích ở bài tập 1. Tai ấm dùng để cầm ấm rót nước, không dùng để nghe Câu 3 (trang 67 sgk Tiếng Việt 5) Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài 2 có gì giống nhau? Gợi ý: Em quan sát răng cào, mũi thuyền và tai ấm và so sánh đặc điểm của chúng với các từ trong bài tập 1. Trả lời: Từ răng có cùng nét nghĩa chỉ một vật sắc, xếp đều hàng. Từ mũi có cùng nét nghĩa chỉ bộ phận nhô ra phía trước. Từ tai có cùng nét nghĩa chỉ hai bộ phận chìa ra hai bên II. Ghi nhớ Từ nhiều nghĩa Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. III. Luyện tập. Câu 1 (trang 67 sgk Tiếng Việt 5)
- 5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ) 6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt) Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa. B. đàn a. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn) b. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn) c. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất) d. Bước lên diễn đàn. (sân khấu) đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng) e. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng) (Hiện tượng nhiều nghĩa:a - b; c - d) Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau: a. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. (Các thiên thể trong vũ trụ) b. Sao lá đơn này thành ba bản. (Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính) c. Sao tẩm chè. (Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô) d. Sao ngồi lâu thế. (Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân) e. Đồng lúa mượt mà sao !(Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục) Bài 3. Hãy chỉ ra nghĩa của tiếng "Thắng" trong các trường hợp sau: a. Thắng cảnh tuyệt vời. (đẹp) b. Thắng nghèo nàn lạc hậu. (vượt qua) c. Chiến thắng vĩ đại. (kết quả đạt được) d. Thắng bộ áo mới để đi chơi. (mặc) Bài 4: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. a. Chỉ ra nghĩa của từ "chiều" và "chiều chiều" trong từng câu. (Thời gian và nỗi lòng) b. Dựa vào nghĩa của tiếng "chiều" ở mỗi trường hợp tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng. (sớm sớm), bề Bài 5. Xếp từ "xuân" ở trong số câu sau trong truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du theo từng nhóm nghĩa và nói rõ nghĩa của từ " xuân " trong nhóm đó. a. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. (tuổi) b. Ngày xuân con én đưa thoi. (Mùa xuân ) c. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (Mùa xuân) d. Cõi xuân tuổi hạc càng cao. (tuổi) e. Ngày xuân em hãy còn dài. (cuộc đời) Bài 6: a. Hãy cho biết nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in nghiêng sau: Bàn tay ta làm nên tất cả (sức lao động ) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( sỏi đỏ: khó khăn trở ngại, cơm: thành quả lao động ) b, Em hiểu nghĩa của các từ" canh gà, la đà " như thế nào? Gió đưa cành trúc la đà (đưa đi đưa lại nhẹ nhàng uyển chuyển)