Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 5 trang Đăng Khôi 20/07/2023 11121
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Năm học 2022 - 2023 I. Em hãy đọc văn bản sau: Chồi biếc Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như một em nhỏ mới lọt lòng. Những lá non mới chui ra từ lòng mẹ, còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày, được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Đến tháng ba, khi nắng non chan hòa khắp đó đây, lá cây đã chuyển sang màu xanh nhạt. Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đã nảy ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả. Đến lúc này, lá cây chịu sự nghiệt ngã của thiên nhiên, trải qua nắng lửa, mưa dông, cứng cáp, dạn dày để che chở cho những chùm quả non mới lớn. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau. Theo Bùi Sĩ Can II. Dựa vào văn bản trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Sau giấc ngủ đông dài, cây cối chợt bừng tỉnh vào mùa nào? A. Mùa đông B. Mùa xuân C. Mùa hạ D. Mùa thu Câu 2: Những từ ngữ nào miêu tả sức sống của cây cối khi mùa xuân đến?
  2. A: Từ B: Đặc điểm của chồi biếc Lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên Mùa xuân mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau. Những lá non mới chui ra từ lòng mẹ, chúng còn yếu ớt, mềm Mùa hạ mại, non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Mùa thu Lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Mùa đông Lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Câu 10: Từ “xuân” trong câu: “Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.” được dùng với nét nghĩa nào? (Nghĩa gốc hay nghĩa chuyển) Trả lời: . Câu 11: Đặt 1 câu văn miêu tả “chồi biếc” có sử dụng nghệ thuật so sánh. Câu 12: Tập làm văn Em hãy miêu tả cô giáo ( hoặc thầy giáo ) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất. Bài làm.
  3. Biểu điểm chấm TV Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B C B A A A C C Câu 9 : Nối đúng 1 điểm. Nối đúng mỗi ý cho 0.25 đ Câu 10: HS điền đúng: nghĩa gốc ( 0,5 đ) Câu 11: HS đặt đúng câu văn theo yêu cầu: 0,5đ ND: Câu văn miêu tả chồi biếc có sử dụng so sánh: 0,25 đ HT: 0,25đ (Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm) Câu 12: TLV 4đ * Hình thức: 0,5đ: Trình bày đúng yêu cầu một đoạn văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài * Diễn đạt: 0,5 đ: Các ý được sắp xếp hợp lý, câu văn đúng ngữ pháp, chính tả, sáng tạo, giàu cảm xúc. * Nội dung: 2 đ: HS viết lạc đề cho 1 điểm.