Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 3 trang Trần Thy 09/02/2023 32430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề gồm 01 trang) I. Đọc - hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: [ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [ ] (Vũ Quần Phương) Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Do ai sáng tác? Xác định thể thơ của bài thơ đó. Câu 2 (1.0 điểm) a. Hãy chép lại theo trí nhớ câu thơ cuối bài thơ mà em vừa tìm. b. Xét về mục đích nói, câu thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì, cho biết mục đích nói. Câu 3 (1.0 điểm) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong đoạn văn trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? II. Tập làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tâm trạng của người tù cách mạng trong khổ cuối bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu. Câu 2 (5.0 điểm) Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói: “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.” Hãy trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn của con người trong cuộc sống được gợi ra từ câu nói trên. - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
  2. Câu 2 * Giải thích lòng khiêm tốn là gì? (5.0 - Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh 0.5 điểm) giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. - Người có lòng khiêm tốn luôn luôn có thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. * Ý nghĩa của lòng khiêm tốn. 2.5 - Sự hiểu biết của con người trong xã hội là vô cùng nhỏ bé. Người có lòng khiêm tốn sẽ luôn có ý thức, lắng nghe, học hỏi, cố gắng vươn lên. Vì thế sẽ có được sự thành công. - Sống có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện là một lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị của chính mình, luôn thành công trong lĩnh vực giao tiếp, được mọi người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ. - Không có lòng khiêm tốn, sự khiêm nhường thì chỉ với một lời khen nhỏ thôi sẽ biến chúng ta thành những người kiêu căng, ngạo mạn, từ đó sẽ xuất hiện những bản tính xấu xa dẫn tới việc tranh giành, bêu xấu để đạt lợi ích, gây sự thù oán, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. - Người có lòng khiêm tốn sẽ có được những đức tính cao đẹp khác. * Liên hệ thực tế và nhận thức hành động. 1.0 - Vẫn còn những người tự cao tự đại, luôn cho mình là nhất. - Học lối sống khiêm tốn để dễ hòa đồng với xã hội, với mọi người - Thắng không kiêu, bại không nản. 3. Kết bài: 0.5 Khẳng định giá trị của đức tính khiêm tốn trong việc hình thành nhân cách con người và liên hệ bản thân. Lưu ý: Giáo viên cần trân trọng và khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo. Giáo viên không cho điểm tối đa đối với những bài viết nêu chung chung, sáo rỗng, thiếu ý.