Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Hùng Lợi 1 (Có đáp án)

docx 22 trang Đăng Khôi 20/07/2023 11540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Hùng Lợi 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Hùng Lợi 1 (Có đáp án)

  1. Đề số 1: Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 Trường Phổ thông DTBT Năm học 2022 - 2023 Tiểu học Hùng Lợi 1 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút, (không kể thời gian giao, nhận đề) A. Phần Đọc (10 điểm): I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm phiếu, đọc thành tiếng một đoạn văn trong những bài tập đọc (khoảng 110 - 120 tiếng/ 1 phút) từ tuần 11 đến tuần 17 (SGK Tiếng Việt 5, tập I) và trả lời câu hỏi do giáo đặt. II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?” . Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!” - Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe? Hoàng Phương *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ở câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (Mỗi câu 0,5 điểm) và làm bài tập 8, 9, 10 : Câu 1. (Mức 1) Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên bởi vì: A. Không có bạn chơi cùng. B. Cô bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Luôn mặc bộ quần áo rộng, cũ và bẩn. Câu 2. (Mức 1) Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. Câu 3. (Mức 1) Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cụ già đã qua đời vào một buổi chiều mùa đông. B. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cô đến công viên tìm cụ già. C. Một người nói với cô: “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” Câu 4. (Mức 2) Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện? A. Là một người kiên nhẫn. B. Là một người nhân hậu biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác. C. Là một người tốt.
  2. Đề số 1: Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA Trường Phổ thông DTBT CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 Tiểu học Hùng Lợi 1 Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt TT ĐÁP ÁN ĐIỂM Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, đúng từ. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các (3 điểm) A. dấu câu. Trả lời đủng câu hỏi theo nội dung bài. Phần Đọc.Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 (2,5 điểm) I.Đọc chỗ, trả lời câu hỏi chưa đủ ý. thành Đọc sai từ 5 đến 7 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 đến 5 (2,0 điểm) tiếng và chỗ, chưa trả lời đúng câu hỏi. trả lời Đọc sai từ 8 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở (1,0 điểm) câu hỏi. lên, chưa trả lời được câu hỏi (3,0 điểm) Còn lại tùy mức độ mà GV cho điểm cho phù hợp Đáp án: Câu 1. B. Cô bị loại ra khỏi dàn đồng ca. (0,5 điểm) Câu 2. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. (0,5 điểm) Câu 3. C. Một người nói với cô: “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ (0,5 điểm) ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” Câu 4. B. Là một người nhân hậu biết quan tâm, chia sẻ, động II. (0,5 điểm) viên người khác. Đọc Câu 5. B. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. (0,5 điểm) hiểu và Câu 6. B. Trôi nổi. (0,5 điểm) làm bài Câu 7. A. Phấn khởi. (0,5 điểm) tập (7,0 điểm) Câu 8. Hai câu được liên kết bằng cách lặp từ ngữ ( từ: cô bé) (1 điểm) Câu 9. Ví dụ: Bóng đá. Đặt câu: Buổi sáng chủ nhật, em và bố đi (1 điểm) xem bóng đá. Câu 10. Ví dụ: Ông ơi! Cháu cảm ơn ông rất nhiều. Nhờ ông mà cháu có thành công ngày hôm nay. Ông đã giúp cháu hiểu một (1,5 điểm) điều: Dù trong hoàn cảnh nào thì phải luôn có lòng tin vào bản thân, lạc quan, tự tin. Ở nơi xa ấy ông hãy yên nghỉ nhé! Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đạt 2,0 điểm B. 95 chữ/15 phút. Phần viết: Sai 6 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh ). chữ chưa đẹp 1,5 điểm I. Sai 7 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh ), trình bày bẩn ,chữ chưa đẹp 1,0 điểm Chính tả Sai 8 lỗi trở lên (phụ âm đầu, vần, thanh ), trình bày bẩn, chữ (2 điểm) 0,5 điểm chưa đẹp - Bài văn đúng thể loại, bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí. + Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài II.Tập đúng ại văn miêu tả( kiểu bài tả người). làm văn yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. 8,0 điểm (8 điểm) + Diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn, ) trôi chảy rõ ràng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
  3. Đề số 1: Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn Thứ . ngày tháng 1 năm 2023 Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Hùng Lợi 1 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT Họ và tên: NĂM HỌC: 2022 - 2023 Lớp: 5 Thời gian: 40 phút, (không kể thời gian giao, nhận đề) Điểm Nhận xét của thầy giáo, cô giáo Bài làm: I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?” . Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!” - Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe? Hoàng Phương *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ở câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và làm bài tập 8, 9, 10: Câu 1. (0,5 điểm) Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên bởi vì: A. Không có bạn chơi cùng. B. Cô bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Luôn mặc bộ quần áo rộng, cũ và bẩn. Câu 2. (0,5 điểm) Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. Câu 3. (0,5 điểm) Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cụ già đã qua đời vào một buổi chiều mùa đông. B. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cô đến công viên tìm cụ già. C. Một người nói với cô: “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.”
  4. Đề số 2: Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 Trường Phổ thông DTBT Năm học 2022 - 2023 Tiểu học Hùng Lợi 1 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút, (không kể thời gian giao, nhận đề) A. Phần Đọc (10 điểm): I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm phiếu, đọc thành tiếng một đoạn văn trong những bài tập đọc (khoảng 110 - 120 tiếng/ 1 phút) từ tuần 11 đến tuần 17 (SGK Tiếng Việt 5, tập I) và trả lời câu hỏi do giáo đặt. II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đường mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa rây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước. (Theo Tô Hoài) *Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 ( Mỗi câu 0,5 điểm) và làm bài tập 7, 8, 9, 10: Câu 1: (Mức 1) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? A. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. B. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. C. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2: (Mức 1) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân. B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn. C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 3: (Mức 1) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường. C. Mưa rây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.
  5. Đề số 2: Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA Trường Phổ thông DTBT CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 Tiểu học Hùng Lợi 1 Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt TT ĐÁP ÁN ĐIỂM Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, đúng từ. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các (3 điểm) A. dấu câu. Trả lời đủng câu hỏi theo nội dung bài. Phần Đọc.Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 (2,5 điểm) I.Đọc chỗ, trả lời câu hỏi chưa đủ ý. thành Đọc sai từ 5 đến 7 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 đến 5 (2,0 điểm) tiếng và chỗ, chưa trả lời đúng câu hỏi. trả lời Đọc sai từ 8 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở (1,0 điểm) câu hỏi. lên, chưa trả lời được câu hỏi (3,0 điểm) Còn lại tùy mức độ mà GV cho điểm cho phù hợp Câu 1: C. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa (0,5 điểm) đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2: C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. (0,5 điểm) Câu 3: B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường. (0,5 điểm) Câu 4: C. Cả hai ý trên. (0,5 điểm) Câu 5: A. Câu mở đoạn văn (0,5 điểm) II. Câu 6: C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa (0,5 điểm) Đọc đua nở. hiểu và Câu 7: B. Từ nhiều nghĩa (0,5 điểm) làm bài Câu 8: Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách cách (1 điểm) tập lặp từ ngữ, đó là từ : Mưa phùn (7,0 điểm) Câu 9: Ví dụ: Đường ăn. Đặt câu: Buổi sáng chủ nhật, mẹ nấu (1 điểm) chè đỗ xanh cho đường rất ngọt. Câu 10: Đoạn văn miêu tả sức sống tràn trề của cảnh vật thiên (1,5 điểm) nhiên khi mùa xuân đến (HS có thể nêu ý tương tự) Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đạt 2,0 điểm B. 95 chữ/15 phút. Phần viết: Sai 6 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh ). chữ chưa đẹp 1,5 điểm I. Sai 7 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh ), trình bày bẩn ,chữ chưa đẹp 1,0 điểm Chính tả Sai 8 lỗi trở lên (phụ âm đầu, vần, thanh ), trình bày bẩn, chữ (2 điểm) 0,5 điểm chưa đẹp - Đúng thể loại, bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí. + Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài II.Tập đúng ại văn miêu tả( kiểu bài tả người). làm văn 8,0 điểm yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. (8 điểm) + Diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn, ) trôi chảy rõ ràng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.
  6. Đề số 2: Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn Thứ . ngày tháng 1 năm 2023 Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Hùng Lợi 1 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT Họ và tên: NĂM HỌC: 2022 - 2023 Lớp: 5 Thời gian: 40 phút, (không kể thời gian giao, nhận đề) Điểm Nhận xét của thầy giáo, cô giáo Bài làm: I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đường mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa rây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước. (Theo Tô Hoài) *Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 và hoàn thành các bài tập 7, 8, 9, 10: Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? A. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. B. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. C. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân. B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn. C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
  7. Phòng GD&ĐT huyện Yên Sơn MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Trường Phổ thông DTBT LỚP 5 Tiểu học Hùng Lợi 1 Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức,kĩ và số TN HT TN HT TN HT TN HT TNK TL TL TL TL TL năng điểm KQ K KQ K KQ K KQ K Q Số câu 1. Kiến thức tiếng Việt, Câu số văn học Số điểm a) Số câu Đọc thành Câu số tiếng 2. Số điểm Đọc Số câu b) Đọc Câu số hiểu Số điểm Số câu Chính Câu số tả 3. Số điểm Viết Số câu Đoạn bài Câu số Số điểm Tổng Số câu
  8. LỚP: 5 bµi KiÓm tra cuèi Häc Kú I Họ và tên: . NĂM HỌC: 2020 - 2021 M«n: Tiếng Việt (Thêi gian 40 phót kh«ng kÓ thêi gian giao nhËn ®Ò) Đề số 2: Điểm Lời phê của thầy giáo, cô giáo Đọc Đọc Điểm đúng hiểu Chung Bài làm: A. Đọc (10 điểm) I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì bến ra màu xanh lá ngái. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy. Theo ĐOÀN GIỎI *Hãy khoanh vào câu trả lời đúng với các câu 1, 3, 4, 5, 6, 7 Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi đến biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào ? A. Lúc ban trưa B. Lúc ban mai C. Lúc hoàng hôn Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào? A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây. B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi. C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng. Câu 3 (0,5 điểm): Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì?
  9. RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
  10. Câu 8 (1 điểm) Mức 3: Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì? Hãy viết câu trả lời của em: Câu 9 (1 điểm) Mức 3: Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến Số câu và thức,kĩ năng số điểm TNKQ TL HTK TNKQ TL HTK TNKQ TL HTK TNKQ TL HTK TNKQ TL Số câu 4 2 1 1 1 1 7 3 1. Kiến thức 1,2,3, tiếng Việt, Câu số 4,6 7 8 9 10 5, văn học Số điểm 2 1 1 1 1 1 4 3 a) Số câu 1 1 Đọc Câu số 1 2 thành tiếng Số điểm 2,0 1,0 2. Đọc Số câu 2 2 1 4 1 b) Đọc Câu số 1,3 4,5 2 hiểu Số điểm 1 1,0 1,0 2,0 1,0 3. Chính Số câu 1 Viết tả Câu số 1 mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Thuộc những từ loại gì ? Câu 10 (1 điểm) Mức 4: Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau: “Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.”
  11. (7,0 điểm) Câu 5: B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai (0,5 điểm) Câu 6: B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. (0,5 điểm) Câu 7: B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. (0,5 điểm) Câu 8: Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta (1 điểm) giật mình.” Cho thấy Rừng Phương Nam rất yên tĩnh. Câu 9: Mặt trời (danh từ) , tuôn (động từ) vàng rực (tính từ) (1 điểm) Câu 10: Vì nghe động tiếng chân con chó săn nguy (1,5 điểm) hiểm nên những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đạt 2,0 điểm B. 95 chữ/15 phút. Phần viết: Sai 6 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh ). chữ chưa đẹp 1,5 điểm I. Sai 7 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh ), trình bày bẩn ,chữ chưa đẹp 1,0 điểm Chính tả Sai 8 lỗi trở lên (phụ âm đầu, vần, thanh ), trình bày bẩn, chữ (2 điểm) 0,5 điểm chưa đẹp - Đúng thể loại, bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí. + Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng ại văn miêu tả( kiểu bài tả người). yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. + Diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn, ) trôi chảy rõ ràng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 8,0 điểm Cụ thể: 1.Mở bài: (1 điểm) Học sinh giới thiệu được người định tả. 2.Thân bài : (4 điểm), trong đó: II.Tập a) Tả ngoại hình ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, làm văn khuôn mặt,mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ), (2 điểm). (8 điểm) b)Tả tính tình hoạt động( lời nói, cử chỉ,thói quen, cách cư xử với người khác, ), (2 điểm). 3.Kết bài: (1 điểm): Nêu được cảm nghĩ về người định tả. - Viết được bài văn tả tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. 7,0 điểm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Viết được bài văn tả tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết 6,0 điểm bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 10 câu trở lên. - Viết được bài văn tả tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết 5,0 điểm bài đúng yêu cầu đã học. - Viết được đủ các phần của bài văn tả tả người nhưng chưa hay. 4,0 điểm * Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5). Hùng Lợi, ngày 18 tháng 12 năm 2022 Người ra đáp án