Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5

doc 14 trang Đăng Khôi 20/07/2023 9840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. Trường Tiểu học . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – KHỐI 5 Họ và tên : NĂ M HỌC : . Lớp : 5 . MÔN : TIẾNG VIỆT (Thời gian 80 phút không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: tháng 5 năm 2022. Giáo viên coi : Giáo viên chấm : Điểm Nhận xét của thầy cô I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3đ) : - Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. - Nội dung kiểm tra : Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 120 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Đọc thầm bài văn sau và làm theo yêu cầu ( 7 điểm) Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!" Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định 1
  2. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 7: Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" (0,5 điểm) A. Câu hỏi. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm. D. Câu kể. Câu 8: Dấu phẩy trong câu: "Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên." có tác dụng gì? (0,5 điểm) A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách các vế trong câu đơn. Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm) Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai) Trẻ em là tương lai của Trẻ em hôm nay, thế giới ; II. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả. (2 điểm, 15 – 20 phút ) : Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Tà áo dài Việt Nam" (TV5 tập 2, trang 122) đoạn từ: “Từ đầu thế kỉ XX rộng gấp đôi vạt phải” 2. Tập làm văn. (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau: - Đề 1. Trên sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát. Em hãy tả lại 1 cây bóng mát có nhiều kỉ niệm với em nhất. - Đề 2. Tả một người mà em yêu quý nhất. 3
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng. (3 điểm). GV cho HS đọc bài theo phiếu bài đọc. Đánh giá, cho điểm : Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau. a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu (120 tiếng /1 phút) : 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút : 0,25 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát : 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ : 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi tìm hiểu về nội dung đoạn đọc : 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 2 3 4 5 6 7 8 Ý đúng A A C B B A B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 1: Rải truyền đơn (0,5 điểm) Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (1 điểm) Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (2 điểm) Tốc độ đạt yêu cầu ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : (1 điểm) Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1 điểm) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Mở bài : 1 điểm. Viết đúng mở bài, giới tiệu người định tả (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp) Thân bài : + Nội dung (1,5 điểm) + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) Kết bài : 1 điểm Chữ viết, chính tả : 0,5 điểm Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm Sáng tạo : 1 điểm 5
  4. MA TRẬN ĐỀ Bài kiểm tra đọc TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc 1 hiểu văn Số câu 2 1 1 1 1 5 1 bản Câu số 2, 5 3 1 4 6 Số 1 đ 0,5 đ 0,5 đ 1 đ 1 đ 3,5 đ 0,5 đ điểm Kiến thức 2 Số câu 1 1 1 1 2 2 tiếng Việt Câu số 7 8 10 9 Số 0,5 đ 0,5 đ 1 đ 1 đ 1 đ 2 đ điểm Tổng số câu 3 2 1 1 1 1 1 7 3 Tổng số 3 3 2 2 10 Tổng số điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 2 điểm 2 điểm 7 điểm Bài kiểm tra viết TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Viết 1 1 chính Số câu 1 tả Câu số 1 1 Số điểm 2 đ 2 đ Viết 1 2 Số câu 1 văn Câu số 2 2 Số điểm 8 đ 8 đ Tổng số câu 1 1 2 Tổng số 1 1 2 Tổng số điểm 2 điểm 8 điểm 10 điểm 7
  5. Phiếu đọc số 3 Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều mầu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bênđền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bắc tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Câu hỏi : Đền Thượng nằm ở đâu ? Phiếu đọc số 4 Nghĩa thầy trò Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò, rồi nói : - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Câu hỏi : Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để làm gì ? 9
  6. Phiếu đọc số 7 Hộp thư mật Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư mật lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại. Câu hỏi : Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? Phiếu đọc số 8 Thái sư Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Câu hỏi : Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ? 11
  7. Phiếu đọc số 11 Con gái Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo : "Lại một vịt trời nữa." Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn. Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu vì sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê ! Câu hỏi : Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ? Phiếu đọc số 12 Tà áo dài Việt Nam Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, ) Câu hỏi : Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ? 13