Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Trần Thy 09/02/2023 12700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_de_1_na.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn 8 Năm học 2021-2022 (Thời gian làm bài 90 phút) Đề 01 I . ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1 (0,5 điểm): Xác đinh phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2 (0,5 điểm): Theo bài viết: Tại sao con người lại phải khiêm tốn? Câu 3 (0,5 điểm): Xét về mục đích nói câu văn : “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.” thuộc kiểu câu nào? Câu 4 (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất của văn bản trên? PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản trên em hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch trình bày suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để rèn luyện đức tính khiêm tốn. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác-bó” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn 8
  2. + Nghiêm khắc học tập người khác, rèn luyện trí đức của bản thân. 2 Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác-bó” của Chủ tịch 5,0 Hồ Chí Minh? a. Yêu cầu về hình thức: (1) Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo cấu trúc 0,5 một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. (2) Sáng tạo: Cách lập luận chặt chẽ. Luận điểm rõ ràng. Lời văn mạch lạc, sáng tạo. Biết vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. Biết vận dụng hiểu biết về tác phẩm để viết bài một cách thuyết phục. b. Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý 0,5 sau (1)- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát nội dung bài thơ 0,25 (2) Hoàn cảnh ra đời bài thơ 2/1941 (3) Cảm nhận về bài thơ. * Luận điểm 1: 3 câu thơ đầu tóm tắt cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó. Ba câu thơ đã tóm tắt ba yếu tố cơ bản của cuộc sống đó là: nơi ở, thức ăn, điều kiện làm việc. 0,75 - Nơi ở của Bác là hang núi: Sáng ra bờ suối/ tối vào hang. + Câu thơ dùng phép đối. Diễn tả nếp sống, nếp sinh hoạt đều đặn, nhịp nhàng, khoa học, bí mật nhưng cũng hết sức gian khổ của Bác. 0,75 - Thức ăn của Bác là cháo ngô và măng rừng: "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" + Cuộc sống vật chất thiếu thốn, bữa ăn của Bác sơ sài, đạm bạc song với Bác mọi thứ vẫn "sẵn sàng". Đó chính là nụ cười hóm hỉnh, niềm lạc quan cách mạng của Bác. 1,0 - Điều kiện làm việc của Bác hết sức thiếu thốn + Bác làm việc trên một chiếc bàn đá “chông chênh” kê bên bờ suối: "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" điều kiện làm việc tạm bợ, thiếu thốn nhưng nội dung công việc lại hết sức quan trọng. Hàng ngày Bác ngồi trên chiếc bàn đá để dịch cuốn "Lịch sử Đảng cộng sản Liên- Xô ra tiếng Việt, làm tài liệu tuyên truyền cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ. + Từ láy "chông chênh" rất tạo hình và gợi cảm- không chỉ miêu tả cái bàn đá mà còn gợi ra ý nghĩa tượng trưng cho thế lực cách mạng nước ta đang thời còn khó khăn, trứng nước. => Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức gian khổ và thiếu thốn (ở trong hang đá, ăn chỉ có cháo bẹ, rau măng, bàn làm việc chỉ là tảng đá chông chênh) 1,0
  3. bằng hình ảnh tự nhiên, bình dị và gợi cảm: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc”. Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím”. Sắc xanh hiền hòa của sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế mộng mơ. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân. Đó có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng, với sắc tím biếc như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc nở trên dòng sông xanh – cái hài hòa của tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát làm say đắm lòng người. - Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn,sống động sắc màu mà còn rực rỡ âm thanh: Ơi con chim chiền chiện, Hót chi mà vang trời”. Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và cũng bởi tiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Với cảm thán từ“Ơi” và lời hỏi “hót chi?”, Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân đậm chất quê hương và giàu chất thơ. - Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗng bồi hồi, xúc động: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” “Giọt long lanh” là giọt mùa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm?Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách tự nhiên, hợp lí. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác. Cử chỉ“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. Hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc, là hoạ. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh khiến người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương, đất nước. 3. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng: - Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm nên lịch sử: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ”. Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng