Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

doc 33 trang Đăng Khôi 20/07/2023 10700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

  1. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: 1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B.Vì bạn ấy không có tiền C.Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. D.Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. 2. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm. B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. D.Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . 3. Qua việc làm của cô giáo chứng tỏ cô là người thế nào? A. Cô là người quan tâm đến học sinh. B. Cô rất giỏi về y học. C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. D. Cô chỉ là người giúp người khác chuyển quà. 4. Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. C.Cô là người luôn sống vì người khác. D.Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
  2. - Ráng lên cho bằng anh bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé! Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suối Nguồn cứ thắc thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm. Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón. Càng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra. Bồng bềnh trong niềm vui, mê mải với những miền đất lạ. Dòng Sông đã cách xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi. Cho tới hôm Dòng Sông ra gặp biển, nó mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn. Thường lúc người ta biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”. Dòng Sông ứa nước mắt. Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm: - Bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào cánh tôi nhé. Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, Đám Mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, Đám Mây khẽ lắc cánh: - Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ. Những giọt nước long lanh nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa. Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi. (Nguyễn Minh Ngọc) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn để đi đâu? a- Đi về cánh rừng đại ngàn b- Đi về xuôi c- Đi thăm bạn d- Đi về nơi mình đã sinh ra Câu 2. Chi tiết nào dưới đây cho thấy khi xa con, bà mẹ Suối Nguồn rất lo lắng cho con? a- Bà theo con đến tận cánh rừng đại ngàn và nhìn theo mãi b- Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu c- Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải d- Bà luôn kêu lên xót xa “Ôi đứa con bé bỏng của tôi!”. Câu 3. Vì sao Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không về thăm mẹ? a- Vì Dòng Sông đang mải mê vui thích với bao điều mới lạ, hấp dẫn b- Vì Dòng Sông cần nhanh chóng đi ra biển c- Vì Dòng Sông mải chơi với bạn bè d- Vì Dòng Sông đã có người mẹ Biển Câu 4. Khi ra đến biển, Dòng Sông mong ước điều gì? a- Được hòa mình vào biển cả để tiếp tục chu du b- Được bay theo đám mây để ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao c- Được trở về nhà thăm mẹ Suối Nguồn d- Được biến thành những giọt nước mưa Câu 5. Sau chuyến đi xa, Dòng Sông nhận ra điều gì quan trọng nhất? a- Cần phải đi xa mới khám phá được thế giới b- Thế giới quanh ta có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn c- Không có gì quý bằng sự tự do
  3. Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. ( A-mi-xi ) II. Em hãy đọc kĩ bài văn trên rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc điền từ/cụm từ vào chỗ trống thích hợp trong các yêu cầu sau: 1 . Bố gọi con là người chiến sĩ vì(0,5đ) A. Con đang chiến đấu. B. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ. C. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch. D. Con dũng cảm như chiến sĩ 2. Điền tiếp vào chỗ chấm:(0,5đ) Theo bố: Sách vở của con là , lớp học của con là , hãy coi sự ngu dốt là 3. Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là :(0,5đ) A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3 D. Đoạn 2 và 3 4. “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man” vì:(0,5đ) A. Vì con người kém hiểu biết, không mở mang được trí tuệ. B. Vì con người không có đạo đức, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. C. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. D. Con người sẽ tự giỏi mà không cần học tập. 5. Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì chuyện gì xảy ra?(1đ) 6. Theo em, người bố muốn nói với con điều gì? (1đ) 7.Trong câu”Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường” a. Xác định Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu trên. b. Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì? 8. Các từ “bố”, “con” trong bài văn trên thuộc từ loại: (0.5đ) A. Danh từ B. Đại từ xưng hô. C. Động từ D. Tính từ
  4. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: Cấu 1. Qua câu chuyện, em hiểu thêm được điều gì ? Câu 2. Câu nào sau đây là câu ghép: A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. C.Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. D. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Câu 3. Gạch chân và ghi chú thích bộ phận chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu sau: Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Câu 4: Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Câu 5. Các câu trong đoạn văn sau: “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” liên kiết với nhau bằng cách nào ? Em hãy gạch chân dưới từ thể hiện phép liên kết đó.
  5. TV đề 7 1. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm) ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe? Hoàng Phương Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5điểm) A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
  6. >> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Số 1 I. Đọc thành tiếng (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài sau và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu câu hỏi. - Bài: Một vụ đắm tàu ( sách TV5 tập 2, trang 108) - Bài: Con gái (sách TV5 tập 2, trang 112.) - Bài: Tà áo dài Việt Nam (sách TV5 tập 2, trang 122. ) - Bài: Công việc đầu tiên (sách TV5 tập 2, trang 126.) - Bài: Bầm ơi (sách TV5 tập 2, trang 130,131) - Bài: Út Vịnh (sách TV5 tập 2, trang 136.) - Bài: Những cách buồm (sách TV5 T2,trang 140) - Bài: Luật Bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em (sách TV5 T2,trang 145) - Bài: Sang năm con lên bảy (sách TV5 T2 ,trang 149) Hướng dẫn chấm đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 2. Hướng dẫn chấm đọc hiểu (7 điểm) Câu 1. B (0,5 điểm) Câu 2. C (0,5 điểm) Câu 3. A (0,5 điểm) Câu 4. D (0,5 điểm) Câu 5. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. (1 điểm) Câu 8. A (0,5 điểm) Câu 9. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm) MÔN TV Đề 8 Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt A. Phần đọc
  7. D. Vì ông cảm thấy đang được động viên Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý? A. Thích tưởng tượng bay bổng B. Thiết tha yêu cuộc sống C. Yêu quý bạn D. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác Câu 5. (0,5 điểm) Các vế trong câu ghép: “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời.” được nối theo cách nào? A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) B. Nối bằng một quan hệ từ C. Nối bằng một cặp quan hệ từ D. Nối bằng một cặp từ hô ứng Câu 6. (0,5 điểm) Hai câu: “Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình.” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ B. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ) C. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ đồng nghĩa) D. Bằng từ ngữ nối Câu 7. (0,5 điểm) Trong trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì? “Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù.” A. Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận câu đứng sau B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là giải thích cho bộ phận đứng trước C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 8. (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ B. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ C. Ngăn cách giữa các vế câu D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ Câu 9. (1 điểm) Gạch chân và ghi chú thích bộ phận chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu sau: Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Câu 10. (1 điểm) Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Câu 11. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì tốt đẹp?
  8. - Lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đem niềm vui đến cho người khác B. PHẦN VIẾT I. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. II. Tập làm văn (8 điểm) MÔN TV Đề 9 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2020 A. Kiểm tra đọc. 1. Kiểm tra đọc thành tiếng. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa. Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.” Theo Bích Thủy Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào? A. Ác-hen-ti-na B. Tan-da-ni-a C. Mê-xi-cô Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào? A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo B. Sân vận động còn rất đông khán giả
  9. Đáp án đúng là: C. Sân vận động hầu như vắng ngắt Câu 3. (1 điểm mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Tuy là người về đích cuối cùng nhưng Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc. Câu 4. (0,5 điểm) Đáp án đúng là: C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu. Câu 5. (0,5 điểm) Đáp án đúng là: B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình. Câu 6: (0,5 điểm) Đáp án đúng là: A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Câu 7: (0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Phóng viên hỏi: “Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy.” Câu 8. (0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó. VD: Em là người Việt Nam và em rất tự hào về điều đó Câu 9. 1 điểm Câu chuyện khuyên chúng ta hãy nỗ lực hết sức và có trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc của mình Câu 10. 1,5 điểm Nếu là khán giả em sẽ nói với Ác-va-ri: em khâm phục nỗ lực của anh ấy, chúc mừng anh ấy đã hoàn thành phần thi của mình. Cảm ơn anh đã dạy cho em một bài học, (0,5 điểm) - Là học sinh em thấy mình có trách nhiệm: Chăm chỉ học tập và lao động, nghe lời ông bà cha mẹ, yêu quê hương đất nước, tôn trọng mọi người, yêu lao động, (1,0 điểm) B. Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu: (1,0 điểm) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: (1,0 điểm) - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ).Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (1,0 điểm) - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm Mức điểm TT Điểm thành phần 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài (1 điểm) Nội dung 2a (1 điểm) Thân Kĩ năng 2b bài (1 điểm) (3 điểm) Cảm xúc 2c (1 điểm)
  10. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3(0,5 đ): Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”? A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. B. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. C. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng Câu 4(0,5 đ): Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường. Câu 5(0,5 đ): Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng ”? A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hoa Câu 6(0,5 đ) : Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng B. Tác giả C. Trẻ em trong làng và tác giả Câu 7(0,5 đ) : Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”? A. Trẻ em B. Thời thơ ấu C. Trẻ con. Câu 8 (0,5 đ): Từ “gồng ” thuộc từ loại nào (danh từ, động từ hay tính từ)? Câu 9(1 đ) : Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau: a)Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan. b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới. Câu 10 (0,5 đ): Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? "Có một người đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản." A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Từ nối Câu 11(0,5 đ): Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? A. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. B. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. C. Những tia nắng mặt trời nhảy nhót trên cành cây, ngọn cỏ Câu 12 (1 đ): Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
  11. ĐỀ 2 Đọc bài văn sau: TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thọat nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được thì họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để dắp vào chỗ trống ấy. Ông lão nói tiếp: - Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Đám đông im lặng, còn chàng thanh trai không giấu được nỗi xúc động của mình. Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN.
  12. Bác Vinh, bác Bình, bác Chính đều là những người họ hàng của Bắc. Bác Vinh, Bác Bình, Bác Chính đều rất yêu quý Bắc. Bắc thường sang nhà bác Vinh, bác Chính, bác Bình chơi.