Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Bảng A - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Bảng A - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_dia_li_lop_12_bang_a.docx
Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí Lớp 12 - Bảng A - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NGHỆ AN NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi:ĐỊA LÍ- BẢNG A Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề) Câu I(4,0 điểm). 1) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6.Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ? 2) Nêu và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm giữa khu vực Xích đạo và chí tuyến ở bán cầu Bắc. Câu II(7,0 điểm). 1) Tại sao nói tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? 2) Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta biểu hiện như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ cao ở đai nhiệt đới gió mùa của miền Bắc và miền Nam nước ta? 3) Chứng minh miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có cấu trúc địa hình khá đa dạng. Câu III(2,0 điểm). Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA/SỐ NGÀY MƯA TRONG MÙA MƯA CỦA LẠNG SƠN VÀ CẦN THƠ (đơn vị: mm/ngày). Tháng V VI VII VIII IX X XI Địa điểm Lạng Sơn 165/13 200/15 258/17 255/17 164/13 - - Cần Thơ 177/14 206/17 227/18 217/18 273/19 277/18 155/11 Phân tích sự khác nhau về chế độ mưa trong mùa mưa giữa Lạng Sơn và Cần Thơ. Câu IV(4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1) So sánh đặc điểm nhóm đất phù sa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 2) Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích chế độ nước của sông ngòi Trung Bộ. Câu V(3,0 điểm). Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020(đơn vị: nghìn tấn). Năm 2010 2015 2019 2020 Sản lượng Tổng sản lượng 5142,7 6582,1 8270,2 8497,2 - Nuôi trồng 2728,3 3532,2 4492,5 4633,5 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021). 1) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020. 2) Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy rút ra nhận xét. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam); không được sử dụng tài liệu khác. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: .
- - Biên độ nhiệt độ năm: Khu vực xích đạo nhỏ hơn chí tuyến. 0,25 + Do sự chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa hai mùa ở khu vực chí tuyến lớn hơn. 0,50 II 7,00 (7,0 đ) 1 Tại sao nói tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu 2,50 có? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? * Tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có 1,50 - Tài nguyên khoáng sản: có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí các bãi cát có trữ lượng lớn ti tan, điều kiện sản xuất muối thuận lợi 0,50 - Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao; nhiều loại có giá trị kinh tế cao, nhiều đặc sản 0,50 - Tài nguyên du lịch biển đảo: có nhiều bãi biển, vịnh biển, nhiều đảo và quần đảo ven bờ cho phát triển du lịch 0,25 - Tài nguyên phát triển giao thông vận tải biển: có các vụng, vịnh biển, nhiều nơi tiếp giáp vùng biển sâu thuận lợi cho xây dựng các cảng 0,25 * Biển Đông có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta 1,00 - Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển; mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn 0,25 - Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. 0,25 - Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. 0,25 - Các thiên tai nhất là bão, áp thấp nhiệt đới. 0,25 2 Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta thể hiện như thế nào? Giải thích có sự khác nhau về độ cao ở đai nhiệt gió mùa của miền Bắc và miền 2,50 Nam nước ta. * Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy lật đai cao. 0,50 - Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. 0,25 - Nguyên nhân: Sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. 0,25 * Sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta thể hiện 1,25 - Độ cao trung bìnhdưới 600 - 700m ở miền Bắc và lên đến 900 - 1000m ở miền Nam có các hệ sinh thái nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh ; các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa 0,50 - Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m: các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; Trong rừng xuất hiện các loài chim thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày. 0,25 - Từ trên 1600 - 1700m đến 2600m: rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, trong rừng xuất hiện các loài 0,25 chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. - Trên 2600m: chủ yếu là các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. 0,25
- - Gồm nhiều loại đất, giá trị sử dụng cao 0,25 * Khác nhau: - Quy mô, diện tích: ĐBSH nhỏ hơn, ĐBSCL lớn hơn, 0,25 - Nguồn gốc, lịch sử khai thác: ĐBSH do bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, được khai phá từ lâu đời. ĐBSCL do bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu, lịch sử khai thác muộn hơn 0,50 - Cơ cấu và phân bố: + ĐBSH: Đất phù sa sông chiếm diện tích lớn nhất, phân bố vùng trong đê, vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ, 0,25 + ĐBSCL: Đất phù sa ngọt phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu; đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích đồng bằng, 0,25 - Giá trị sử dụng: ở ĐBSCL màu mỡ hơn do được bồi đắp phù sa mới thường xuyên, canh tác thuận lợi; ở ĐBSH kém màu mỡ hơn, do có đê sông và con người khai thác làm biến đổi mạnh 0,25 2 Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích chế độ nước của sông ngòi Trung Bộ. 2,00 * Đặc điểm sông ngòi nước ta 1,00 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc 0,25 - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa 0,25 - Chế độ nước sông theo mùa 0,25 - Hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung và hầu hết các sông lớn đều đổ ra biển 0,25 * Giải thích chế độ nước của sông ngòi Trung Bộ 1,00 - Tổng lượng nước khá lớn; phân thành 2 mùa, mùa lũ lệch vào thu - đông, tháng đỉnh lũ thường vào tháng 10, 11. Do phụ thuộc vào chủ yếu vào chế độ mưa 0,50 - Đặc điểm lũ: lên nhanh rút nhanh. Do sông ngòi ngắn, độ dốc lớn, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn 0,50 V 3,00 (3,0 đ) 1 Vẽ biểu đồ 1,00 - Vẽ biểu đồ cột chồng. - Yêu cầu: + Vẽ chính xác biểu đồ (nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm). + Có tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm, có số liệu trên biểu đồ (thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0,25đ). 1,00 Có thể tham khảo biểu đồ dưới đây.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NGHỆ AN NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi:ĐỊA LÍ- BẢNG B Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề) Câu I(4,0 điểm). 1) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6.Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ? 2) Nêu và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm giữa khu vực Xích đạo và chí tuyến ở bán cầu Bắc. Câu II(7,0 điểm). 1) Tại sao nói vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? 2) Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Sự phân hóa sinh vật theo độ cao ở nước ta biểu hiện như thế nào? 3) Chứng minh địa hình đồi núi nước ta chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Vì sao vùng đồi núi nước ta lại phát triển địa hình xâm thực? Câu III(2,0 điểm). Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA/SỐ NGÀY MƯA TRONG MÙA MƯA CỦA LẠNG SƠN VÀ CẦN THƠ(mm/ngày) Tháng V VI VII VIII IX X XI Địa điểm Lạng Sơn 165/13 200/15 258/17 255/17 164/13 - - Cần Thơ 177/14 206/17 227/18 217/18 273/19 277/18 155/11 Phân tích sự khác nhau về chế độ mưa trong mùa mưa giữa Lạng Sơn và Cần Thơ. Câu IV(4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1) So sánh đặc điểm nhóm đất phù sa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 2) Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa? Câu V(3,0 điểm). Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020(đơn vị: nghìn tấn). Năm 2010 2015 2019 2020 Sản lượng Nuôi trồng 2728,3 3532,2 4492,5 4633,5 Khai thác 2414,4 3049,9 3777,7 3863,7 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021). 1) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020. 2) Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy rút ra nhận xét. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam); không được sử dụng tài liệu khác. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: .
- + Ở khu vực chí tuyến: Không khí khô, ít mây; diện tích lục địa lớn. 0,25 - Biên độ nhiệt độ năm: Khu vực xích đạo nhỏ hơn chí tuyến. 0,25 + Do sự chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa hai mùa ở khu vực chí tuyến lớn hơn. 0,50 II (7,0 đ) 7,00 1 Tại sao nói vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? 2,50 * Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản 1,50 - Tài nguyên khoáng sản: + Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí ; 0,25 + Các bãi cát có trữ lượng lớn ti tan ; 0,25 + Có nhiều điều kiện sản xuất muối thuận lợi 0,25 - Tài nguyên hải sản: + Sinh vật giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao; 0,25 + Nhiều loại có giá trị kinh tế cao ; có nhiều đặc sản 0,25 + Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có 0,25 nhiều nguồn tài nguyên quý giá * Biển Đông có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta 1,00 - Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển: nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn 0,25 - Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. 0,25 - Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. 0,25 - Các thiên tai nhất là bão, áp thấp nhiệt đới. 0,25 2 Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Chứng minh sinh vật nước ta phân hóa theo đai cao. 2,50 * Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy lật đai cao. 0,50 - Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. 0,25 - Nguyên nhân: Sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. 0,25 * Chứng minh sinh vật nước ta phân hóa theo đai cao. 2,00 - Độ cao trung bình dưới 600 - 700m ở miền Bắc và lên đến 900 - 1000m ở miền Nam: Các hệ sinh thái nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh ; các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa 0,75 - Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m: các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; Trong rừng xuất hiện các loài chim thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày. 0,50
- hơn so với Cần Thơ. Ngoài ra ở Cần Thơ, cuối mùa những đợt gió mùa Tây Nam vẫn còn hoạt động. 0,50 IV (4,0 đ) 4,00 1 So sánh đặc điểm nhóm đất phù sa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 2,00 * Giống nhau: - Nguyên nhân: bồi tụ phù sa của các hệ thống sông lớn. 0,25 - Gồm nhiều loại đất, giá trị sử dụng cao 0,25 * Khác nhau: - Quy mô, diện tích: ĐBSH nhỏ hơn, ĐBSCL lớn hơn, 0,25 - Nguồn gốc, lịch sử khai thác: ĐBSH do bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, được khai phá từ lâu đời. ĐBSCL do bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu, lịch sử khai thác muộn hơn 0,50 - Cơ cấu và phân bố: + ĐBSH: Đất phù sa sông chiếm diện tích lớn nhất, phân bố vùng trong đê, vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ, 0,25 + ĐBSCL: Đất phù sa ngọt phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu; đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích đồng bằng, 0,25 - Giá trị sử dụng: ở ĐBSCL màu mỡ hơn do được bồi đắp phù sa mới thường xuyên, canh tác thuận lợi; ở ĐBSH kém màu mỡ hơn, do có đê sông và con người khai thác làm biến đổi mạnh 0,25 2 Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa? 2,00 * Đặc điểm sông ngòi nước ta 1,00 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc 0,25 - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa 0,25 - Chế độ nước sông theo mùa 0,25 - Hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung và hầu hết các sông lớn đều đổ ra biển 0,25 * Giải thích sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa 1,00 - Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa 0,50 - Do chế độ mưa quy định 0,50 V (3,0 đ) 3,00 1 Vẽ biểu đồ 1,00 - Vẽ biểu đồ cột chồng (hoặc cột ghép). - Yêu cầu: + Vẽ chính xác biểu đồ (nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm). + Có tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm, có số liệu trên biểu đồ (thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0,25đ). 1,00
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NGHỆ AN NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi:ĐỊA LÍ- BẢNG C Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề) Câu I(4,0 điểm). 1) Nêu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Trình bày và giải thích sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất. 2) Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật đai cao. Câu II(7,0 điểm). 1) Chứng minh rằng: Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. 2) Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi nước ta. Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa? 3) So sánh sự khác nhau về khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc với phần lãnh thổ phía Nam theo bảng sau: Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam Biểu hiện (từ dãy Bạch Mã trở ra) (từ dãy Bạch Mã trở vào) Kiểu khí hậu Nhiệt độ trung bình năm Biên độ nhiệt đô năm Sự phân mùa Câu III(2,0 điểm). Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA(đơn vị: 0C) Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh Tháng Tháng I 13,3 16,4 23,0 25,8 Tháng VII 27,0 28,9 29,7 27,1 1) Tính nhiệt độ chênh lệch giữa tháng VII và tháng I của các địa điểm trên. 2) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. Câu IV(4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1) Trình bày hoạt động của bão và nêu các biện pháp phòng chống bão ở nước ta. 2) Nêu đặc điểm địa hình đồng bằng sông Cửu Long. Vì sao đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, mặn lớn nhất nước ta? Câu V(3,0 điểm). Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2020 (đơn vị:nghìn tấn). Năm 2010 2020 Sản lượng Tổng sản lượng: 5142,7 8497,2 - Khai thác 2414,4 3863,7 - Nuôi trồng 2728,3 4633,5 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021). 1)Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2010 và năm 2020. 2) Từ biểu đồ rút ra nhận xét.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NGHỆ AN NĂM HỌC 2021 - 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Môn: ĐỊA LÍ - BẢNG C (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo. 2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính. Trong quá trình chấm, cần chú ý đến lí giải, lập luận của thí sinh; nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm. 3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi. II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu Ý Nội dung Điểm I 4,00 (4,0 đ) 1 Nêu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Trình bày và giải thích sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất. 2,50 * Nêu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1,50 - Sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất 0,50 - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế 0,50 - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể 0,50 * Trình bày và giải thích sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất 1,00 - Do hình dạng khối cầu nên Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa, một nửa không được chiếu sáng nên sinh ra hiện tượng ngày, đêm. 0,50 - Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất. 0,50 2 Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật đai cao. 1,50 - Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. 0,50 - Nguyên nhân: Sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. 0,50 - Biểu hiện: + Sự phân bố của các vành đai đất theo độ cao 0,25 + Sự phân bố của các vành đai sinh vật theo độ cao 0,25 II 7,00 (7,0 đ) 1 Chứng minh vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. 2,00 - Tài nguyên khoáng sản: có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí ; các bãi cát có trữ lượng lớn ti tan ; có nhiều điều kiện sản xuất muối thuận lợi 1,00
- - Càng vào phía nam càng gần Xích Đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ lớn do góc nhập xạ lớn 0,25 - Trong tháng I, nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam lớn vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc 0,25 - Trong tháng VII sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không còn rõ rệt, Quy Nhơn cao hơn do chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn 0,25 IV 4,00 (4,0 đ) 1 Trình bày hoạt động của bão và nêu các biện pháp phòng chống bão ở nước ta. 2,00 * Hoạt động của bão: 1,25 - Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. 0,50 - Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX sau đó đến các tháng X và tháng VIII 0,25 - Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ 0,25 - Trung bình mỗi năm 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta 0,25 *Biện pháp phòng chống bão ở nước ta. 0,75 - Làm tốt công tác dự báo bão 0,25 - Phòng chống bão, củng cố công trình đê biển, sơ tán dân 0,25 - Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng, chống lũ, xói mòn 0,25 2 Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Cửu Long. Vì sao đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, mặn lớn nhất nước ta? 2,00 * Đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Cửu Long. 1,00 - Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng 0,25 - Bề mặt đồng bằng không có đê 0,25 - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt 0,25 - Đồng bằng có các vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong 0,25 * Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, mặn lớn nhất nước ta, vì: 1,00 - Có 2/3 diện tích là đất phèn, mặn 0,25 - Bề mặt có nhiều vũng trũng rộng lớn, địa hình thấp, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển 0,25 - Mùa khô kéo dài nên làm tăng độ chua và mặn trong đất 0,25 - Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và lưỡi mặn đã ngấm dần vào trong đất. 0,25 V 3,00 (3,0 đ) 1 Vẽ biểu đồ 2,00