Thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia Khoa học xã hội (Lần 1) - Môn: Địa lí - Năm học 2022 (Có đáp án)

docx 9 trang Trần Thy 11/02/2023 12860
Bạn đang xem tài liệu "Thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia Khoa học xã hội (Lần 1) - Môn: Địa lí - Năm học 2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxthi_thu_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_khoa_hoc_xa_hoi_lan_1_mon_d.docx

Nội dung text: Thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia Khoa học xã hội (Lần 1) - Môn: Địa lí - Năm học 2022 (Có đáp án)

  1. THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2022 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi: 403 Họ tên : Số báo danh : Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây thuộc nhóm đất feralit? A. Đất phèn. B. Đất mặn. C. Đất đỏ ba dan. D. Đất xám trên phù sa cổ. Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Tranh thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Thái Bình. B. Sông Mã. C. Sông Cả. D. Sông Thu Bồn. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết sông nào sau đây chảy theo hướng vòng cung? A. Sông Chảy. B. Sông Hồng. C. Sông Gâm. D. Sông Đà. Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Hà Tiên. B. Huế. C. Lũng Cú. D. Hà Nội. Câu 45: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2005 – 2020 (Đơn vị: nghìn ha) Vùng Diện tích rừng 2005 2014 2020 Tây Nguyên 1.995,9 2.567,1 2.559,9 Cả nước 12.418,5 13.796,5 14.667,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Theo bảng số liệu, để thể hiện tỉ trọng diện tích rừng của Tây Nguyên so với cả nước năm 2005 và năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Tròn. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào? A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết theo chiều từ Bắc xuống Nam gặp vịnh nào sau đây đầu tiên? A. Đà Nẵng. B. Quy Nhơn. C. Nước Ngọt. D. Dung Quất. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Pu Si Lung. B. Phu Luông. C. Pu Tha Ca. D. Pu Huổi Long. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có đường bờ biển dài nhất? A. Nam Định. B. Quảng Ninh. C. Hải Phòng. D. Thái Bình. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết dãy con Voi cùng hướng với dãy núi nào sau đây? A. Bắc Sơn. B. Sông Gâm. C. Ngân Sơn. D. Tam Điệp. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đà Nẵng có lượng mưa nhiều nhất? A. Tháng XII. B. Tháng XI. C. Tháng X. D. Tháng IX. Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 và kiến thức đã học ta thấy địa hình nước ta chủ yếu là A. đồng bằng. B. núi cao. C. đồi núi thấp. D. cao nguyên.
  2. Câu 64: Biểu hiện nào sau đây cho thấy con người tác động đến việc hình thành địa hình? A. Xâm thực mạnh ở vùng núi và bồi tụ nhanh ở hạ lưu sông. B. Sông trẻ lại, tăng cường xâm thực, chia cắt bán bình nguyên. C. Các địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên lãnh thổ. D. Các dãy núi hiện nay trùng với các nếp uốn cổ và thung lũng. Câu 65: Dựa vào bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) tháng VII ( oC) năm ( oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020) Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm của các địa điểm ở nước ta? A. Biên độ nhiệt năm của Lạng Sơn 12,5 oC . B. Biên độ nhiệt năm TP Hồ Chí Minh 7,4 oC. C. Biện độ nhiệt năm của Đà Nẵng 10,2 oC. D. Biên độ nhiệt năm Huế cao hơn TP Hồ Chí Minh 8,4 oC. Câu 66: Đặc điểm nào sau đây giống nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta? A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. Nhiều cao nguyên, sơn nguyên. C. Hướng núi tây bắc - đông nam. D. Hướng vòng cung là chủ yếu. Câu 67: Nguyên nhân chính làm cho vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới là A. gió mùa Đông Bắc. B. hướng của dãy núi. C. độ cao của địa hình. D. gió mùa Đông Nam. Câu 68: Địa hình nước ta có hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam thấp dần ra biển nên tạo điều kiện cho A. gió mùa đông bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ. B. gió đông nam gây mưa lớn Miền Bắc nước ta C. Tín phong tác động mạnh vào lãnh thổ nước ta. D. gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. Câu 69: Độ muối giữa các vùng biển nước ta có sự khác nhau chủ yếu do A. chế độ mưa và chế độ nhiệt, địa hình bờ biển. B. sông ngòi đổ ra biển, hải lưu, chế độ thủy triều. C. lượng mưa, độ bốc hơi, sông ngòi đổ ra biển. D. địa hình bờ biển, các dòng hải lưu, chế độ mưa. Câu 70: Sự thất thường của khí hậu nước ta chủ yếu là do tác động của A. các loại gió, vị trí địa lí, đặc điểm địa hình. B. gió mùa, bão, biến đổi khí hậu toàn cầu. C. địa hình, tác động của biển, áp thấp nhiệt đới. D. dải hội tụ, hình dạng của lãnh thổ, hướng núi. Câu 71: Môi trường nước bị ô nhiễm, hoạt động nào sẽ thiệt hại nhiều nhất? A. Sản xuất công nghiệp. B. Du lịch sinh thái. C. Nuôi trồng thủy sản. D. Trồng cây lâu năm. Câu 72: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho thảm thực vật ở nước ta xanh tốt, rất giàu sức sống? A. Nước ta tiếp giáp vùng biển lớn với đường bờ biển dài. B. Nước ta vừa tiếp giáp biển, vừa tiếp giáp đất liền. C. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Nước ta nằm liền kề hai vành đai sinh khoáng lớn. Câu 73: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tạo nên sự phân hóa theo Đông - Tây của vùng đồi núi nước ta? A. Tác động của gió mùa với hướng các dãy núi. B. Ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng dãy núi. C. Ảnh hưởng của Biển Đông và độ cao địa hình. D. Quy định của vị trí địa lí và độ cao địa hình. Câu 74: Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi nước ta rất lớn chủ yếu là do A. địa hình đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn và xâm thực mạnh. B. địa hình nước ta có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi.
  3. ĐÁP ÁN 41 C 51 C 61 D 71 C 42 D 52 C 62 A 72 C 43 C 53 C 63 C 73 A 44 B 54 A 64 C 74 A 45 D 55 C 65 D 75 C 46 A 56 C 66 A 76 D 47 A 57 A 67 C 77 C 48 C 58 D 68 D 78 A 49 B 59 B 69 C 79 A 50 D 60 C 70 B 80 C THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2022 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi: 404 Họ tên : Số báo danh : Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có đường bờ biển dài nhất? A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Nam Định. D. Thái Bình. Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết sông nào sau đây chảy theo hướng vòng cung? A. Sông Đà. B. Sông Chảy. C. Sông Gâm. D. Sông Hồng. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Kon Tum. C. Gia Lai. D. Quảng Ngãi. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 và kiến thức đã học ta thấy địa hình nước ta chủ yếu là A. đồng bằng. B. cao nguyên. C. đồi núi thấp. D. núi cao. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây thuộc nhóm đất feralit? A. Đất đỏ ba dan. B. Đất xám trên phù sa cổ. C. Đất mặn. D. Đất phèn. Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây nằm trên cánh cung Đông Triều? A. Yên Tử. B. Tam Đảo. C. Kiều Liêu Ti. D. Mẫu Sơn. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt địa hình ( A – B ) từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình phải đi qua những dãy núi có hướng vòng cung nào sau đây? A. Sông Gâm và Đông Triều. B. Ngân Sơn và Bắc Sơn. C. Đông Triều và Ngân Sơn. D. Bắc Sơn và Sông Gâm. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Lũng Cú. B. Hà Nội. C. Hà Tiên. D. Huế. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đà Nẵng có lượng mưa nhiều nhất? A. Tháng IX. B. Tháng X. C. Tháng XII. D. Tháng XI.
  4. Câu 65: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta? A. Chất thải của hoạt động du lịch. B. Nước thải công nghiệp và đô thị. C. Chất thải sinh hoạt của dân cư. D. Hóa chất dư thừa trong nông nghiệp. Câu 66: Cho biểu đồ (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019, Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tổng lưu lượng nước sông Mê Công và sông Hồng theo mùa. B. Lưu lượng nước sông Mê Công và sông Hồng theo mùa. C. Lưu lượng nước trung bình sông Mê Công và sông Hồng. D. Tổng lưu lượng nước sông Mê Công và sông Hồng. Câu 67: Dựa vào bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) tháng VII ( oC) năm ( oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9
  5. C. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Nước ta nằm liền kề hai vành đai sinh khoáng lớn. Câu 76: Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi nước ta rất lớn chủ yếu là do A. địa hình đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn và xâm thực mạnh. B. địa hình nước ta có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi. C. địa hình đồi núi già trẻ lại, có tính phân bậc rõ rệt các khu vực. D. lãnh thổ nước ta hẹp ngang, địa hình có nhiều hướng khác nhau . Câu 77: Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn. B. dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc. C. các gió hướng tây nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng. D. địa hình núi đồi, cao nguyên và các hướng gió thổi qua biển trong năm. Câu 78: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc điểm nào sau đây? A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh. B. Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc giảm, tính nhiệt đới tăng dần. C. Địa hình núi ưu thế, có nhiều cao nguyên và lòng chảo giữa núi. D. Mùa hạ chịu tác động mạnh của Tín phong, có đủ ba đai cao. Câu 79: Cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có sự phân hóa theo độ cao đa dạng, phức tạp hơn phần lãnh thổ phía Nam do tác động của các yếu tố A. địa hình, vị trí địa lí, hoạt động gió mùa. B. địa hình, gió mùa Đông Bắc, vị trí địa lí. C. gió mùa Đông Bắc, hướng núi, biển Đông. D. địa hình, hoàn lưu khí quyển, biển Đông. Câu 80: Loại gió thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên là A. gió mùa Đông Bắc nửa sau mùa đông tử áp cao Xibia. B. gió mùa Tây Nam từ áp cao ở biển Bắc Ẩn Độ Dương. C. gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. D. gió Tín phong bán cầu Bắc vượt qua biển mang hơi ẩm. HẾT Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài ĐÁP ÁN 41 B 51 D 61 C 71 C 42 C 52 B 62 D 72 B 43 B 53 A 63 C 73 C 44 A 54 A 64 B 74 D 45 C 55 A 65 B 75 C 46 A 56 A 66 C 76 A 47 A 57 B 67 C 77 B 48 B 58 D 68 C 78 A 49 D 59 D 69 A 79 A 50 B 60 A 70 A 80 C