Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Minh Khai (Có đáp án)

doc 9 trang Đăng Khôi 21/07/2023 10660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Minh Khai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Minh Khai (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP HƯNG YÊN Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC&THCS MINH KHAI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM Bài thi gồm có 05 trang Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học: 2022 – 2023 Họ và tên: (Thời gian làm bài: 90 phút) Lớp: Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc: . Viết: . Chung: I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) - (35 phút) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: CHỒI BIẾC Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại, non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ để đến tháng ba, khi nắng non chan hòa khắp đó đây, lá cây đã chuyển sang màu xanh nhạt; và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đã nảy ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả. Đến lúc này, lá cây chịu sự nghiệt ngã của thiên nhiên, trải qua nắng lửa, mưa dông, cứng cáp, dạn dày để che chở cho những chùm quả non mới lớn. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau. (Theo Bùi Sĩ Can) * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm). Mùa nào những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
  2. B. Động từ D. Danh từ riêng Câu 9 (1điểm). Xác định chủ ngữ trong câu sau: “Những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung đã nảy ra từ nách lá rồi dần dần kết quả.”. Chủ ngữ trong câu trên do từ ngữ nào tạo thành? Câu 10 (1điểm). Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung cho câu ý nghĩa gì? Từ những nách lá đã nảy ra những chùm hoa đỏ chói. II. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết): (2 điểm) - (20 phút) Bài viết: “Con chuồn chuồn nước” (Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập 2, trang 140) (Viết tên bài và đoạn: “Từ Ôi chao! đến lướt nhanh trên mặt hồ.”)
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 4B - Năm học: 2022 – 2023 Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức Tổng Mạch kiến thức, kĩ năng câu, 4 số T T T T T T T T T T điểm N L N L N L N L N L 1. Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, Số câu 2 2 1 1 5 1 chi tiết trong bài đọc. - Hiểu được nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra Câu số 1, 3, 5 6 thông tin từ bài đọc. 2 4 - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ Số 1 1 1 1 3 1 những điều đọc được với bản thân và điểm thực tế. 2. Kiến thức tiếng Việt: - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số Số câu 1 1 2 2 2 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học. Biết được hai thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai làm gì?Ai thế nào?Ai là gì? Nhận biết được các kiểu câu (chia theo mục đích nói) đã học: câu kể, câu hỏi, câu cảm, Câu số 7 8 9, câu khiến. Nêu được tác dụng của dấu 10 gạch ngang và biết cách dùng dấu gạch ngang. Nhận biết được các từ loại đã học. - Hiểu được tác dụng của thành phần phụ trạng ngữ trong câu, xác định được trạng ngữ. - Sử dụng được các dấu câu đã học. Số 0,5 0,5 2 1 2 - Nhận biết và bước đầu cảm nhận điểm được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay. 3 3 1 2 1 7 3 Tổng số câu 3 3 3 1 10 câu Tổng số điểm 1,5 1,5 3 1 7 điểm
  4. - Thể loại: Miêu tả. - Nội dung: Học sinh viết bài văn miêu tả con vật theo đúng yêu cầu đề bài. + Học sinh biết viết đoạn văn tả ngoại hình và hoạt động thường ngày của con vật theo trình tự phù hợp, bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ. + Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, thể hiện tình cảm), viết câu ngắn gọn, bước đầu biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, lời văn chân thực, giúp người đọc dễ hình dung. - Hình thức: Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau: 1. Mở bài : 1 điểm. 2. Thân bài : 4 điểm. + Nội dung : 1,5 điểm. + Kĩ năng : 1,5 điểm. + Cảm xúc : 1 điểm. 3. Kết bài : 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm. + Sáng tạo : 1 điểm. Điểm chung của môn Tiếng Việt = (Điểm Đọc + Điểm Viết) : 2 (Làm tròn 0,5 thành 1)