Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Chương trình học kì I

doc 240 trang Đăng Khôi 20/07/2023 11040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Chương trình học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_4_chuong_trinh_hoc_ki_i.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Chương trình học kì I

  1. C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng. Câu 7. Thêm trạng ngữ cho câu sau: , dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Câu 8 . Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Câu 9. Gạch 1 gạch dưới hình ảnh nhân hóa trong câu sau ? Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Câu 10. Viết 1 câu có ít nhất 2 danh từ: . II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Chính tả: nghe – viết bài Chiều ngoại ô từ Nhưng có lẽ thú vị nhất đến hết 2. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu quý. Tiếng Việt 4-1 Page 205
  2. ĐỀ 9 II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ: -Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu: -Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: -Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: -Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Theo Lê Ngọc Huyền Câu 1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0,5 đ) (M1) A. tác dụng của nước B. Hình dáng của nước C. Mùi vị của nước D. Màu sắc của nước Câu 2. Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0,5đ) (M1) A. nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát C. Nước có hình như vật chứa nó D. Nước có hình cái chai Câu 3. Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước ? (0,5đ) (M2) A. Nước không có hình dáng cố định B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó C. Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng và khí D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí Câu 4. Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc .à? (1đ) (M2) A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Tiếng Việt 4-1 Page 207
  3. II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Chính tả (2 điểm) Nghe viết bài Thợ rèn SGK Tiếng Việt 4 trang 8 2. Tập làm văn( 8đ): Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em thích nhất. Tiếng Việt 4-1 Page 209
  4. ĐỀ 10 I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút). - Người tìm đường lên các vì sao - Ông Trạng thả diều - Rất nhiều mặt trăng - Vẽ trứng - Cánh diều tuổi thơ 2. Đọc hiểu, luyện từ và câu( 7điểm) : CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ ! Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Theo Mai Duy Quý Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ai đã trồng cây xoài? A. Ông bạn nhỏ. B. Mẹ bạn nhỏ. C. Ba bạn nhỏ. Câu 2: Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? A. Vì chú không thích ăn xoài. B. Vì xoài năm nay không ngon. C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài. Câu 3: Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? Tiếng Việt 4-1 Page 211
  5. II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Nghe-viết bài Cánh diều tuổi thơ từ đoạn đầu đến .những vì sao sớm”. 2. Tập làm văn: Tả một loài cây mà em thích. Tiếng Việt 4-1 Page 213
  6. A. Đi về cánh rừng đại ngàn B. Đi về xuôi C. Đi thăm bạn D. Đi về nơi mình đã sinh ra Câu 2. Chi tiết nào dưới đây cho thấy khi xa con, bà mẹ Suối Nguồn rất lo lắng cho con? A. Bà theo con đến tận cánh rừng đại ngàn và nhìn theo mãi B. Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu C. Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải D. Bà luôn kêu lên xót xa “Ôi đứa con bé bỏng của tôi!”. Câu 3. Vì sao Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không về thăm mẹ? A. Vì Dòng Sông đang mải mê vui thích với bao điều mới lạ, hấp dẫn B. Vì Dòng Sông cần nhanh chóng đi ra biển C. Vì Dòng Sông mải chơi với bạn bè D. Vì Dòng Sông đã có người mẹ Biển Câu 4. Khi ra đến biển, Dòng Sông mong ước điều gì? A. Được hòa mình vào biển cả để tiếp tục chu du B. Được bay theo đám mây để ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao C. Được trở về nhà thăm mẹ Suối Nguồn D. Được biến thành những giọt nước mưa Câu 5. Sau chuyến đi xa, Dòng Sông nhận ra điều gì quan trọng nhất? A. Cần phải đi xa mới khám phá được thế giới B. Thế giới quanh ta có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn C. Không có gì quý bằng sự tự do D. Không có gì quý bằng tình mẹ Câu 6: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu “ Ai làm gì?” A. Mặt nước lấp lánh trăng sao. B. Dòng sông từ biệt mẹ để về xuôi. C Gió thổi lao xao D. Mẹ suối nguồn lo lắng Câu 7. Vì sao núi “dòng sông” là đứa con vừa khát khao hiểu biết vừa biết yêu thương mẹ “suối nguồn”? Câu 8. Em hiểu câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn?” muốn nói điều gì? Tiếng Việt 4-1 Page 215
  7. 2. Tập làm văn (8 điểm): Tả một đồ chơi mà em yêu thích. Tiếng Việt 4-1 Page 217
  8. Đã là người thì phải dám , làm được nhiều . có ích. (xông pha, về quê, việc) Câu 5. Muốn trở thành người có ích chúng ta phải làm gì ? Câu 6: Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng tính từ. Câu 7: Em hãy viết một câu thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm gia đình? III. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (Nghe - viết) Mười năm cõng bạn đi học( Tiếng Việt 4 tập 1 trang 16): 3 điểm 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em biết về một đức tính tốt của con người. Tiếng Việt 4-1 Page 219
  9. ĐỀ 13 I. ĐỌC , LUYỆN TỪ VÀ CÂU: VĂN HAY CHỮ TỐT Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Ba Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. 1/Đọc thành tiếng (4 điểm) : Đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản. Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng Đoạn 2: Lá đơn. . . .cho đẹp Đoạn 3: Sáng sáng . . . chữ tốt. 2/ Đọc thầm và làm bài tập ( khoảng 15- 20 phút ): Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm) : Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém ? A. Văn hay – chữ xấu B. Văn hay C. Văn hay – chữ xấu Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận ? A. Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường. B. Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường. C. Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường. Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản. A. Bà cụ B. Hàng sang C. Khẩn khoản Câu 4(0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ? A. Chín trang. B. Mười quyển C. Mười trang Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ? A. Cần cù B. Quyết chí C. Chí hướng Câu 6 (1 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt? A. Tiếng sáo diều. B. Có chí thì nên. C. Công thành danh toại. Tiếng Việt 4-1 Page 221
  10. Tiếng Việt 4-1 Page 223
  11. d) Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm Câu 4: Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? ) ( 0.5 đ) a) Những cánh buồm đi như rong chơi. b) Những cánh buồm cần cù lao động. c) Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. d) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. Câu 5. Tìm và viết đúng chính tả: (2đ) a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh) . - 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang) b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán) - 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương) . Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp( 1đ) Người ta ai cũng phải có Những sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn. (Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp) Câu 7. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau( 1đ) a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây:( 1đ) a.Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió. . b.Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c.Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên. d.Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy. . III. KIỂM TRA VIẾT 1.Chính tả: Nghe viết bài Chiếc xe đạp của chú Tư ( SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 177) Tiếng Việt 4-1 Page 225
  12. ĐỀ 15 I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): Các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút). - Người tìm đường lên các vì sao - Ông Trạng thả diều - Rất nhiều mặt trăng - Vẽ trứng - Cánh diều tuổi thơ II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( 7 điểm) Đọc thầm bài sau: BÀI HỌC CỦA GÀ CON Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc bạn, nhảy phắt lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần. Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn chỉ thích ăn thịt tươi, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước. Cậu chới với kêu: - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!” Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. Theo Những câu chuyện về tình bạn Câu 1. (0.5đ) Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? A. Gà con sợ quá khóc ầm lên. B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con. Câu 2. (0.5đ) Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. Câu 3. (0.5đ) Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt đã làm gì? A. Vịt con sợ quá khóc ầm lên. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ. Câu 4. (0.5đ) Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? A. Vì Gà con ân hận đã trót đối xử không tốt với bạn. B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. C. Vì Vịt con thông minh. Câu 5. (0.5đ) Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? Tiếng Việt 4-1 Page 227
  13. 2.Tập làm văn:8đ Viết bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích, Tiếng Việt 4-1 Page 229
  14. ĐÁP ÁN 15 ĐỀ CUỐI KÌ ĐỀ 1 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Câu 1 2 3 Đáp án A B B 4.Điền từ vào chỗ trống các từ ngữ tả cánh diều: a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. b. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. c. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 5.C. Sáu từ đó là: hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao. 6. a. 5 danh từ là: cánh diều, sáo đơn, trời, bãi thả, nàng tiên, b. 5 động từ là:hò hét, thả, cầu xin, ngửa cổ, bay xuống, c. 5 tính từ là:mềm mại, xanh,đẹp, trầm bổng, khổng lồ. 7.Điền r/d/gi Nhảy dây múa rối gieo hạt nảy mầm Vòi rồng đu dây 8.Xác định danh từ , động từ , tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ Danh từ Động từ Tính từ Cảnh, rừng, Việt Bắc Hót, kêu hay Vượn, chim, ngày 9.Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp rồi nêu tác dụng của dấu 2 chấm: 1,5đ a.Mi - đát vốn tham lam nên nói ngay: - Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều hóa thành vàng. Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. b.Vùng Hòn ( Hòn Đất) với đủ các loại cây trái: mít, dừa, mãng cầu, măng cụt. Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 10. Có lần cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “ Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ?” ĐỀ 2 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B,C C A B 6.Điền tiếng có dấu hỏi hoạc dấu ngã vào chỗ trống để hoàn thiện các thành ngữ, tục ngữ: Kẻ ở người đi. Chín bỏ làm mười. Nước lã ra sông 7.Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ và vị ngữ. a.Em bé / tủm tỉmcười Tiếng Việt 4-1 Page 231
  15. Nên tính khí hiền lành Sừng cũng không mọc được. Câu 3. 2đ Câu Kiểu câu Chủ ngữ Vị ngữ a.Bảo là em út của Ai là gì? Bảo là em út của em em. b.Mái tóc của Bảo Ai thế nào? Mái tóc của Bảo chỉ có vài sợi lơ chỉ có vài sợi lơ thơ màu vàng óng thơ màu vàng óng trông giống hệt tóc trông giống hệt tóc của các em bé của các em bé nước ngoài nước ngoài. c. Hàng ngày, mỗi Ai làm gì? Bảo lại chạy tít ra tận khi em đi học về, cổng đón rồi ôm Bảo lại chạy tít ra chầm lấy em tận cổng đón rồi ôm chầm lấy em. Câu 8: 2,5đ Từ đơn Từ phức Dạy, của, tôi, có , một, chỉ, độ, vài,Mọc, Thầy giáo,cấp một,mét vuông với ,nhau, là, những, thứ ,Có, cả,lẫn, ,khoảnh vườn, tí tẹo, um tùm ,quen cũng bừng, lên thuộc,xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới,cây hoa hồng,bông hoa, rực rỡ,cây ớt ,lúc nào Câu 9. 1,5đ Kiểu câu Ai thế nào? Chủ ngữ: hoa tóc tiên Vị ngữ:đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen Tiếng Việt 4-1 Page 233
  16. ĐỀ 6 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1: b (0,5đ) Câu 2: c(0,5đ) Câu 3: b (0,5đ) Câu 4: a (1đ) Câu 5: lờ đờ, vàng (1đ) Câu 6: a (0,5đ) Câu 7:((1,5đ )Líu lo, ngây ngất, phảng phất, rón rén Câu 8: Học sinh đặt đúng câu cho 1đ Bị liệt cả hai tay, Kí dùng chân để viết . Câu 9 : Mẫu câu Ai thế nào ? (1đ) Câu 10 : Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau : 2,5đ Danh từ Động từ Tính từ khu rừng ,loài chim, Bay, tai nạn, sửa chữa, dài, to, khéo, khéo léo, mỏ,chúng ,giao cắt, gọt, bào, đánh bóng, thông,cánh rừng ,bác khỉ buồn phiền tay,Bác,xưởng, lớp ĐỀ 7 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng : Câu 1: A (0,5đ) Câu 2: C (0,5đ) Câu 3: D (0,5đ) Câu 4: A (1đ) Câu 5: C (1 đ) Câu 6: B Hai tính từ : tuyệt trần, mỹ mãn (1đ) Câu 7: D (0,5đ) Câu 8: Học sinh gạch chân đúng : Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. (1đ) Câu 9 : Mẫu câu Ai làm gì? (1đ) Câu 10 : Học sinh đặt câu đúng cho 2đ Sao bạn lại làm cho cô phải buồn lòng như vây? Mục đích chê Các cầu thủ của đội tuyển quốc gia Việt Nam giỏi nhỉ? Mục đích khen Tiếng Việt 4-1 Page 235
  17. - Nêu được tình cảm của mình với con vật ( 1 điểm ) Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ ( 2 điểm) - Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết( 0,5 điểm) - Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. ( 0,5 điểm ) - Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động ( 1 điểm) Bài mẫu: tham khảo đề 8 ĐỀ 10 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1: ý C. Ba bạn nhỏ ( 0,5 điểm) Câu 2: ý C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài ( 0,5 điểm) Câu 3: Chỉ thở dài mà không nói gì ( 0,5 điểm) Câu 4: B. Chặt phần cây xoài bị ngả sang vườn nhà chú ( 0,5 điểm) Câu 5: A. Tức giận ( 0,5 điểm) Câu 6: Bài học về cách sống tốt ở đời ( 1 điểm) Câu 7: Ba tôi trồng một cây xoài ( 0,5 điểm) Câu 8: Tiếng lá rơi / xào xạc CN VN ( 1 điểm) Câu 9: “Gan vàng dạ sắt” hoặc “ vào sinh ra tử” ( 1 điểm ) Câu 10:Mai hãy đi lao động đi ! ( 1 điểm ) ĐỀ 11 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 Điểm) • Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm). • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm). • Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm). • Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/1 phút (0,5 điểm). • Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (0,5 điểm). II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU (7 điểm ) 1. Đọc hiểu. Câu 1 2 3 4 5 6 9 10 Đáp án B C A C D B B Câu 7. Núi “dòng sông” là đứa con vừa khát khao hiểu biết vừa biết yêu thương mẹ “suối nguồn” vì dòn sông muốn ra ngoài khám phá những điều mới lạ để trưởng thành để vươn tới những điều cao cả. Còn vừa biết yêu thương mẹ vì ra ngoài gặp bao khó khăn rồi mưới hiểu không ai yêu mình, lo lắng cho mình bằng mẹ. Mẹ là người hi sinh tất cả cho con mình. Câu 8: “Đi cho biết đó biết đây” là để tự cởi trói, thoát ly cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh nơi xó bếp, trong luỹ tre làng, “chỉ biết ở nhà với mẹ”, không dám đi đâu xa, khác nào “Gà cồ ăn quẩn cối xay”, thì “biết ngày nào khôn”. Sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng mãi như thế thì làm sao có thể theo kịp thiên hạ, khó mà làm nên sự nghiệp gì to tát chứ nói chi là góp phần phát triển đất nước. Tiếng Việt 4-1 Page 237
  18. - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm. - Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm. II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C A C C B B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 7 : Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, Sự yên lặng làm chủ ngữ.( 1điểm) Câu 8: Đặt câu có sử dụng một thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính trung thực , tự trọng? ( 1,5đ) Mẹ luôn nhắc nhở chúng em: “ Đói cho sạch rách cho thơm” ĐỀ 14 I.ĐỌC THÀNH TIẾNG: 3điểm Chú ý - Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm. - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm. - Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm. II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 7 điểm Mỗi câu 0,5đ Câu 1 2 3 4 Đáp án c b b d Câu 5: 2đ a) – 2 từ láy âm đầu l: lung linh, lóng lánh - 2 từ láy âm đầu n: nóng nảy, nôn nao b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn: buôn làng, mong muốn - 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông: ăn uống, chiều chuộng Câu 6. 1đ Thứ tự cần điền: ước mơ, ước mơ cao đẹp, ước muốn tầm thường Câu 7. Gạch dưới các động từ: 1đ a) cho, biếu, tặng, mượn, lấy b) ngồi, nằm, đi, đứng, chạy c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm : 1đ a.Giữa vòm lá um tùm, cái gì dập dờn trước gió? b.Bác sĩ Ly là một người như thế nào?. c.Khi nào, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên? d.Bé rất ân hận vì sao? Tiếng Việt 4-1 Page 239