Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 16 trang Đăng Khôi 21/07/2023 11240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_toan_va_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. Họ và tên: ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HK II – LỚP 4 Lớp 4A . Năm học: 2021 – 2022 Môn: Toán – TV Thời gian: 40 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐỀ 1 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Cho số 4 9 Chữ số thích hợp viết vào chỗ chấm để chia hết cho 3 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Phân số chỉ số hình đã được tô màu ở hình dưới là: 3 5 3 8 A. B. C. D. 5 3 8 3 Câu 3: Phân số 3 bằng phân số nào dưới đây: 4 A. 15 B. 20 C. 12 D. 6 20 15 20 12 Câu 4: Đổi 85m2 7dm2 = dm2 A. 857 B. 8507 C. 85007 D. 85070 Câu 5: Hình vẽ bên có mấy hình bình hành? A. 2 hình B. 3 hình C. 4 hình D. 5 hình II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Tính: 7 3 a) + = . 9 9 2 3 b) = 3 8 4 c) 3 = 5 10 3 d) : = 13 4
  2. TIẾNG VIỆT – ĐỀ SỐ 1 NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được "người chạy cuối cùng". Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến "người chạy cuối cùng". Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Sưu tầm Em đọc thầm bài "Người chạy cuối cùng" rồi làm các bài tập sau: 1. Nhiệm vụ của nhân vật "tôi" trong bài là gì? a. lái xe cứu thương. b. chăm sóc y tế cho vận động viên. c. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua. d. hò reo cổ vũ cho cuộc đua. 2. "Người chạy cuối cùng" trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? 3. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống) "Người chạy cuối cùng" trong bài: a. Được ngồi trong xe cứu thương suốt cuộc đua. b. Chầm chậm, kiên trì tiến về tới đích. 4. Trong lớp học, em ngồi cạnh một bạn học sinh khuyết tật. Em sẽ làm gì để giúp bạn?
  3. ÔN TẬP GIỮA HK II – NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ 2 Môn: TOÁN - Lớp 4 Câu 1: (1điểm) Viết vào chỗ chấm cho thích hợp: a) Mười một phần mười lăm: 23 b) : 17 c) Số 75 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. 21 d) Rút gọn phân số sau : 15 Câu 2: (1.điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. a) 6dm 2 4cm 2 = cm2 . Số thích hợp điền vào chỗ trống là: A. 64 B. 640 C. 6400 D. 604 b) 3 giờ 15 phút = phút A. 315 B. 180 C. 195 D. 45 Câu 3 (1.điểm)Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 8 5 5 ; ; : 9 4 9 Câu 4: (0.5điểm) Tính bằng cách thuận tiện. 12 19 8 + + : 13 13 13 Câu 5: (0.5điểm) Khoanh tròn vào hình bình hành trong các hình sau: a) Hình 1 b) Hình 2 c) Hình 3 d) Hình 4 Câu 6:(2điểm) Tính 5 3 a) + = 4 5 8 3 b) - = 7 5 3 6 c) x = 5 7 5 3 d) : = 9 7
  4. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II– NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ 2 Môn: Tiếng việt - Lớp 4 ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP( 7 điểm, 30 phút). Đọc lại bài: “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa” (SGK Lớp 4, tập 2, trang 21) và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: (0.5điểm) Năm mấy ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước? A. Năm 1935 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước. B. Năm 1953 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước. C. Năm 1945 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước. D. Năm 1946 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước. Câu 2: (0.5điểm) Em hiểu " nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc" nghĩa là gì? A. Nghe theo lời kêu gọi của Tổ Quốc. B. Nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước. C. Nghe theo tiếng gọi bảo vệ non sông của đất nước. D. Nghe theo tiếng gọi của nhân dân. Câu 3: (0.5điểm) Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì lớn trong kháng chiến? A. Ông đã sáng tác ra những bài hát kêu gọi nhân dân kháng chiến. B. Ông đã nghiên cứu, chế tạo ra các loại vũ khí có sức công phá lớn. C. Ông đã chế tạo ra súng ba-dô-ca, súng không giật, máy bay. D. Ông đã chế tạo ra xe tăng, súng máy, xe bọc thép. Câu 4: (0.5điểm) Trong những từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ dũng cảm? A. Anh hùng B. Thân thiết C. Thông minh D. Hèn nhát Câu 5: (1điểm)Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy? Câu 6: (1điểm) Nêu cảm nghĩ của em về anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa? Câu 7: (1điểm)Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng “tài”: (tài nguyên, tài ba, tài giỏi, tài năng, tài sản, tài trợ). a) Tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường": b) Tài có nghĩa là "tiền của": Câu 8: (1điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên. Câu 9: (1điểm) Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau: a) Khỏe như b) Nhanh như Hết
  5. ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK II – NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ 3 Môn: TOÁN - Lớp 4 Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:1đ a) Trong các phân số ; ; ; , phân số nào bằng là: A. B. C. D. b) Phân số nào dưới đây là phân số tối giản: A. B. C. D. Câu 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng a) Phân số nào dưới đây bé hơn 1: (0,5đ) A. B. C. D. b) Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 7 km 2 650 m 2 = m 2 là: (0,5đ) A. 7650 B.7 000 650 C. 700650 D. 70 650 Câu 3: Các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: (1 điểm) A. 2 ; 5 ;4 B.5 ;2 ;4 C.4 ;5 ;2 D.2 ;4 ; 5 3 6 2 6 3 2 2 6 3 3 2 6 Câu 4: Trong hình vẽ bên các cặp cạnh song song với nhau là: (1 điểm) A. AH và HC; AB và AH A B B. AB và BC ; CD và AD C. AB và DC; AD và BC D. AB và CD; AC và BD C D H Câu 5: Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần số học sinh cả lớp ? (0,5 điểm) (M3) A. 2 B. 2 C. 3 D. 3 5 3 5 2 Phần II. Trình bày bài giải các bài toán sau: Câu 6: Tính: 2đ
  6. CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 4, 8, 10 và hoàn thành các câu còn lại Câu 1: Câu chuyện có mấy nhân vật? (M1-0,5đ) A. 2 nhân vật. Đó là: B. 3 nhân vật. Đó là: A. 4 nhân vật. Đó là: B. 5 nhân vật. Đó là: Câu 2: Ốc Sên thắc mắc với mẹ điều gì? (M1-0,5đ) A. Vì sao họ nhà Sên chạy chậm? B. Vì sao họ nhà Sên lại có cái bình trên lưng C. Vì sao cơ thể của Sên không có xương? D. Vì sao họ nhà Sên không bay được như loài bướm? Câu 3: Ban đầu, mẹ Ốc Sên đã giải thích thế nào để Ốc Sên hiểu? (M2-0,5đ) Câu 4: Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai? (M2-0,5đ) A. Với mẹ Ốc Sên B. Với Giun Đất và Sâu Róm C. Với Sâu Róm và Bướm D. Với Giun Đất và Bướm Câu 5: Ốc Sên đã khóc vì điều gì? Đúng ghi Đ, Sai ghi S (M2-0,5đ) Vì cơ thể không có xương và đi lại chậm chạp. Vì cả bầu trời và mặt đất đều không che chở cho Ốc Sên
  7. Câu 1: a)Trong các số 306; 810; 425; 7259; số chia hết cho cả 5 và 9 là: A. 810 B. 306 C. 7259 D. 425 9 9 8 8 b) Trong các phân số ; ; ; phân số nào bé hơn 1? 8 9 8 9 9 9 8 8 A. B. C. D. 8 9 8 9 3 c) Phân số bằng phân số là: 7 3 9 6 8 A. B. C. D. 5 21 16 14 3 7 4 4 d.Phân số lớn nhất trong các phân số ; ; ; là: 4 7 5 3 3 7 4 4 A. B. C. D. 4 7 5 3 Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 3 a. 4560 cm2 > 45m2 6dm2 b. thế kỉ = 60 năm 5 3 c. của 15kg là: 9kg d. Số 3055 chia hết cho 2 và 5 5 Câu 3.Cho hình bình hành ABCD (như hình vẽ) Điền vào chỗ chấm : a) Cạnh AB song song với cạnh: b) Cạnh BC song song với cạnh: c) Tính diện tích hình bình hành ABCD: (ghi rõ biểu thức và kết quả) B . PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Tính 2 a) 5 = 7 2 3 b) = 3 8 2 5 c) = 3 6 9 3 d) : = 2 7 Câu 2. a/ Tìm X: b/ Tính giá trị của biểu thức: A D A C A
  8. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÓ MỘT NGƯỜI ANH NHƯ THẾ Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006 Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 3, 6 và hoàn thành các câu còn lại Câu 1: ( M1-0,5đ) Trong chuyện có mấy nhân vật? A. 1 nhân vật. Đó là: B. 2 nhân vật. Đó là: A. 3 nhân vật. Đó là: B. 4 nhân vật. Đó là: Câu 2. ( M2-0,5đ) Nhân vật tôi tự hào vì điều gì? A. Mình là một người anh mẫu mực B. Có thể tự mình mua được xe đạp C. Có thể tự mình đi được xe đạp. D. Được anh tặng một chiếc xe đạp vào ngày sinh nhật. Câu 3: ( M2-0,5đ) Thấy nhân vật tôi có chiếc xe đạp, cậu bé đã mơ ước điều gì? A. Cũng được anh tặng một chiếc xe đạp. B. Muốn được bố mẹ tặng một chiếc xe vào ngày sinh nhật. C. Muốn mua tặng cho em mình một chiếc xe vào ngày sinh nhật. D. Muốn kiếm đủ tiền chữa bệnh cho em trai. Câu 4: ( M3-1đ) Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ?