Đề kiểm tra cuối học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường TH Lê Quý Đôn
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường TH Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_toan_va_tieng_viet_lop_4_nam_h.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường TH Lê Quý Đôn
- Trường Tiểu học Lê Quý Đôn KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: Môn: Toán 4. Năm học: 2022-2023 Lớp: 4/ Thời gian: 40 phút (không kể phát đề) Ngày : / ./2022 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau. Câu 1: (1đ)Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: Câu 2: (1đ) ) Số bé nhất trong các số : 39 798 ; 39 767 ; 39 789; 39 769 là: A. 39 789 B. 39 798 C. 39 767 D. 39 769 Câu 3: (0,5 đ) Cho các số: 30502 ; 44830 ; 5901 ; 50052 số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: A. 30502 B. 44830 C. 5901 D. 50052 Câu 4: (1đ) Với a = 40 thì biểu thức: 9640 + 9 x a có giá trị là: A. 38640 B. 10 000 C. 2 640 D. 1 000 Câu 5. (1đ) 10 m2 20dm2 = dm2 A. 202 B. 2020 C. 2002 D. 2000 Câu 6. (0,5đ) Hình chữ nhật có chiều dài 29cm, chiều rộng là 11cm, thì diện tích là: II. PHẦN TỰ LUẬN (5 đ) Câu 7: (1đ) Đáp án nào sau đây là sai: A. Cạnh AB song song với cạnh DC B. Cạnh AD vuông góc với cạnh BC C. Cạnh AB vuông góc với cạnh BC D. Cạnh BC vuông góc với cạnh DC Câu 8. (2đ) Đặt tính rồi tính: a) 2354 + 3425 b) 24356 - 9487 c) 134 × 302 d) 2244 : 22 . . .
- - Kiểm tra đọc – hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc thầm bài Ông Trạng thả diều (Sgk Tiếng Việt 4, tập 1 – trang 104); chọn đáp án em cho là đúng nhất và trả lời một số câu hỏi liên quan đến phân môn Luyện từ và câu: Câu 1: Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào ? a. Trần Nhân Tông. b. Trần Thánh Tông. c. Trần Thái Tông. Câu 2: Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? a. Còn bé nhưng đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi, học đến đâu hiểu ngay đến đấy. b. Có trí nhớ lạ thường, có thể học thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền ? a. Nhà nghèo không có điều kiện đi học, Hiền tranh thủ chơi thả diều khi đi chăn trâu. b. Hiền mượn vở về học, dùng lưng trâu, nền cát làm giấy, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút, vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn, mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4: Đọc truyện “Ông Trạng thả diều”, em có nhận xét gì về cậu bé Nguyễn Hiền ? Câu 5: Nội dung chính của bài đọc trên là gì ? Câu 6: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 7: Có bao nhiêu tính từ trong câu văn sau ? Đó là những tính từ nào ? Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. a. 3 tính từ. Đó là: . . b. 4 tính từ. Đó là: . c. 5 tính từ. Đó là: . Câu 8: Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con thỏ à ?” Trong tình huống trên, câu hỏi này được dùng để làm gì ? a. Dùng để hỏi điều chưa biết. b. Dùng để tự hỏi chính bản thân. c. Dùng để bộc lộ yêu cầu, mong muốn. d. Dùng để thể hiện thái độ chê. Câu 9: (0,5 điểm) Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (M1) a. Chú có trí nhớ lạ thường. b. Bài của chú chữ tốt văn hay. c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Câu 10: (0,5 điểm) Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"? (M1)
- CHẬM VÀ NHANH Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều. Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè. “Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ. Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay: - Em xin được học cùng với bạn Minh. Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói: - Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại. Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng: - Cảm ơn cậu. - Sao cậu lại cảm ơn tớ?
- 1. Chính tả: (2 điểm) Viết bài :Kéo co (Làng Tích Sơn thắng cuộc.)Sách TV 4 tập 1/ 155 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề: Tả một đồ chơi hoặc đồ dùng học tập mà em yêu thích.