Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán Lớp 4

doc 89 trang Đăng Khôi 21/07/2023 9660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_toan_lop_4.doc

Nội dung text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán Lớp 4

  1. Trong đó: S là diện tích; P là chu vi; a là cạnh bên; b là cạnh đáy; h là chiều cao. 1.4. Hình thoi P = a x 4 a = P : 4 S = m x n : 2 m x n = 2 x S m = 2 x S : n n = 2 x S : m 1.5. Hình tam giác S = a x h : 2 a = S x 2 : h h = S x 2 : a Trong đó: S là diện tích; a là đáy; h là chiều cao. 1. 6. Hình thang S = (a + b) x h : 2 a = S x 2 : h - b b = S x 2 : h - a h = S x 2 : (a + b) a + b = S x 2 : h Trong đó: S là diện tích; a là đáylớn; b là đáy bé; h là chiều cao. 1.7. Hình tròn C = d x 3, 14 = r x 2 x 3,14 d = C : 3,14 r = C : (3,14 x 2) r = d : 2 S = r x r x 3, 14 r x r = S : 3,14 2. Các quy tắc tính toán với hình khối 2.1. Khối hộp chữ nhật P đáy = (a + b) x 2 S đáy = a x b S xq = P đáy x c S tp = S xq + S đáy x 2 V = a x b x c P đáy = S xq : c S đáy = V : c Trong đó: a là chiều dài; b là chiều rộng; c là chiều cao; P là chu vi; S là diện tích; V là thể tích. 2.2. Khối lập phương P đáy = a x 4 S đáy = a x a S xq = a x a x 4 S tp = a x a x 6 V = a x a x a Trong đó: a là cạnh; P là chu vi; S là diện tích; V là thể tích. 3. Quan hệ tỉ lệ giữa các đại lượng hình học 3.1. Trong hình chữ nhật - Nếu diện tích hình chữ nhật không thay đổi thì chiều dài tỉ lệ nghịch với chiều rộng. - Nếu chiều dài hình chữ nhật không thay đổi thì diện tích tỉ lệ thuận với chiều rộng - Nếu chiều rộng hình chữ nhật không thay đổi thì diện tích tỉ lệ thuận với chiều dài. 3.2. Trong hình vuông - Chu vi hình vuông tỉ lệ với cạnh của nó - Nếu cạnh hình vuông được gấp lên n lần thì diện tích hình vuông được gấp lên n x n lần (n > 1). 3.3. Trong hình tam giác - Nếu hai hình tam giác có đáy bằng nhau thì diện tích của chúng tỉ lệ thuận với chiều cao tương ứng. - Nếu hai hình tam giác có chiều cao bằng nhau thì diện tích tỉ lệ thuận với đáy tương ứng. - Nếu diện tích tam giác không thay đổi thì đáy của chúng tỉ lệ nghịch với chiều cao tương ứng. 69
  2. Bài 12: Cho một hình vuông và một hình chữ nhật, biết cạnh hình vuông hơn chiều rộng hình chữ nhật 7cm và kém chiều dài 4cm, diện tích hình vuông hơn diện tích hình chữ nhật là 10cm2. Hãy tính cạnh hình vuông. Bài 13: Một miếng bìa hình vuông cạnh 24cm. Cắt miếng bìa đó dọc theo một cạnh ta được 2 hình chữ nhật có tỉ số chu vi là 4 . Tìm diện tích mỗi hình chữ nhật đó. 5 Bài 14: Đoạn thẳng MN chia hình vuông ABCD thành 2 hình chữ nhật ABMN và MNCD. Biết tổng và hiệu chu vi 2 hình chữ nhật là 1986cm và 170cm. Hãy tính diện tích 2 hình chữ nhật đó. A B M N D C Bài 15: Một vườn trường hình chữ nhật có chu vi gấp 8 lần chiều rộng của nó. Nếu tăng chiều rộng thêm 2m và giảm chiều dài đi 2m thì diện tích vườn trường tăng thêm 144m2. Tính diện tích vườn trường trước khi mở rộng. Bài 16: Một hình chữ nhật có chu vi là 200m. Nếu tăng một cạnh thêm 5m, đồng thời giảm một cạnh đi 5m thì ta được một hình chữ nhật mới. Biết diện tích hình chữ nhật cũ và mới hơn kém nhau 175m2. Hãy tìm cạnh hình chữ nhật ban đầu. Bài 17: Người ta muốn mở rộng một mảnh vườn hình chữ nhật để có diện tích tăng lên gấp 3 lần. Nhưng chiều rộng chỉ có thể tăng lên gấp đôi nên phải tăng thêm chiều dài, khi đó vườn trở thành hình vuông. Hãy tính diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng, biết chu vi mảnh vườn ban đầu là 42cm. Bài 18: Hai hình chữ nhật ABCD và AMNP có phần chung là hình vuông AMOD. Tìm diện tích hình vuông AMOD, biết hai hình chữ nhật ABCD và AMNP có diện tích hơn kém nhau 120cm2 và có chu vi hơn kém nhau 20cm. A M B D O C P N 3 Bài 19: Hình bình hành ABCD có cạnh đáy AB = 15cm, chiều cao AH bằng cạnh đáy. Tính 5 diện tích của hình bình hành đó. 2 Bài 20: Cho hình thoi ABCD. Biết AC = 24cm và độ dài đường BD bằng độ dài đường chéo 3 AC. Tính diện tích hình thoi ABCD. B A 71 C D
  3. A M B M B N H D C D C Bài 28: Hình bình hành ABCD có chu vi là 100cm, nếu giảm độ dài AB đi 15cm, tăng độ dài cạnh AB thêm 5cm ta được một hình thoi AEGH (như hình vẽ). Tính độ dài các cạnh hình thoi và hình bình hành. A E 15cm B D 5cm C H G Bài 29: Một miếng đất hình tam giác có diện tích là 288m2, đáy của tam giác bằng 32m. Để diện tích miếng đất tăng thêm 72m2 thì phải tăng cạnh đáy thêm bao nhiêu mét? Bài 30: Một tam giác có diện tích 559cm2. Nếu tăng cạnh đáy thêm 7cm thì diện tích tam giác tăng thêm bao nhiêu xăng - ti mét vuông? Biết cạnh đáy của tam giác bằng 43cm. Bài 31: Cho tam giác ABC có cạnh AB = 50cm. Nếu kéo dài cạnh BC thêm một đoạn CD = 30cm thì ta có tam giác ABD là tam giác cân với AB = AD và tam giác ACD có chiều cao kẻ từ C bằng 18cm. Tính diện tích tam giác ABC, biết chu vi của tam giác ABD bằng 180cm. Bài 32: Cho tam giác ABC, trên AC lấy điểm M sao cho AM = MC. Hãy so sánh diện tích hai tam giác ABM và MBC. Bài 33: Cho tam giác ABC, trên AC lấy điểm D sao cho BD = 2 x DC. Hãy so sánh diện tích tam giác ABD với diện tích tam giác BDC và diện tích tam giác ABC. Bài 34: Cho tam giác ABC, D là điểm chính giữa cạnh BC, E là điểm chính giữa cạnh AC, AD và BE cắt nhau ở I. Hãy so sánh diện tích hai tam giác IAE và IBD. Bài 35: Cho tam giác ABC, trên cạnh AB lấy điểm D sao cho AD gấp đôi BD. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE gấp đôi EC. Nối B với E, C với D, đoạn BE cắt CD ở G. Hãy so sánh diện tích tam giác GDB với diện tích tam giác GEC. Bài 36: Cho tam giác ABC, trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD gấp đôi DC. Nối A với D, lấy điểm E bất kì trên cạnh AD. Nối EB và EC. Hãy so sánh diện tích hai tam giác BAE và CAE. 73
  4. a) So sánh diện tích hai tam giác AIB và AIC. b) Tính diện tích tam giác ABC, biết diện tích tam giác AIM là 45cm2. 1 Bài 50: Cho tam giác ABC, trên AC lấy điểm N sao cho AN = AC, trên BC lấy điểm M sao 4 cho BM = MC. Kéo dài AB và MN cắt nhau ở P. a) Tính diện tích tam giác ABC, biết diện tích tam giác APN bằng 100cm2. b) So sánh PN và NM. 2 Bài 51: Cho tam giác ABC, trên AC lấy điểm E sao cho CE = CA, trên BC lấy điểm D sao 3 cho CD = 1 CB. AD và BE cắt nhau tại O. 3 a) So sánh BO và OE. b) Tính diện tích tam giác AOE, biết diện tích tam giác BOD bằng 800cm2. Bài 52: Cho hình bên, trong đó ABC là tam giác vuông ở A, cạnh AB = 30cm, cạnh AC = 40cm, cạnh BC = 50cm. Biết BDEC là hình thang có chiều cao bằng 6cm. a) Tính độ dài 3 đường cao của tam giác ABC. b) Tính diện tích tam giác ADE A D E B C Bài 53: Cho tam giác ABC và hình thang MNCB như hình vẽ, biết BC bằng 2 lần MN; BN cắt CM tại O, diện tích tam giác ABC bằng 120cm2. a) M có là điểm chính giữa AB không? Vì sao? b) Tính diện tích tam giác OMN. A M N O B C 2 Bài 54: Cho tam giác ABC, trên BC lấy điểm D sao cho CD = BC. Nối AD, trên AD lấy 2 5 điểm M va N sao cho AM = MN = ND. Nối BM, CM, BN, CN. a) Hãy chỉ ra những tam giác có diện tích bằng nhau. b) Biết diện tích tam giác BND bằng 30cm2. Tính diện tích tam giác ABC. c) Kéo dài BN cắt AC tại P. Hãy so sánh đoạn thẳng AP và CP. 1 Bài 55: Cho tam giác ABC (như hình vẽ), biết BM = MC, CN = AC. Diện 3 tích tam giác BNC bằng 60cm2. a) Tính diện tích các tam giác BMN, ABM, ABC, ANM, ABM. 75
  5. Bài 60: Cho tam giác ABC có diện tích là 450cm2. Lấy M và N lần lượt là điểm chính giữa 1 của các cạnh BC và AB. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK = AC. Các đoạn thẳng 3 AM và NK cắt nhau tại E. Nối BE, CE (Như hình vẽ). a) So sánh diện tích tam giác ABE và diện tích tam giác ACE. b) Tính diện tích tam giác AEK. A K N E B M C Bài 61: Cho tam giác ABC, trên AC lấy điểm N chính giữa và trên AB lấy điểm M chính giữa. Trên AC kéo dài lấy điểm D sao cho CD = CN. Nối M với N, M với D, MD cắt BC ở E. a) Chứng tỏ rằng MN song song với BC. b) So sánh ME với ED. 1 2 Bài 62: Cho tam giác ABC, trên AB lấy AD = AB, trên AC lấy AE = AC. Nối B với E và 3 3 C với D. a) So sánh diện tích hai tam giác ADC và EBC. b) So sánh chiều cao DH của tam giác BDC với chiều cao EK của tam giác BEC. c) Cho biết diện tích tam giác ABC là 360m2. Tính diện tích tam giác ADE. Bài 63: Cho tam giác ABC có cạnh BC dài 6cm và điểm E ở chính giữa cạnh AC. a) Hãy tìm điểm H trên cạnh BC sao cho EH chia tam giác ABC thành hai phần mà diện tích phần này lớn gấp đôi diện tích phần kia. b) Tính diện tích tam giác AHC và diện tích tam giác BHE, nếu biết AH là chiều cao của tam giác ABC và AH = 3cm. Bài 64: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của cạnh AB; N là trung điểm của cạnh BC. a) Chứng tỏ các đoạn thẳng MN, NP và PM chia tam giác ABC thành 4 phần có diện tích bằng nhau. b) Biết rằng AP, BN và CM cắt nhau tại điểm O. Chứng tỏ rằng đoạn OA gấp đôi đoạn OP. c) Gọi I là một điểm nằm trên BC và đoạn BI gấp 3 lần đoạn IC. Người ta kéo dài đoạn NI một đoạn IK bằng đoạn NI. Gọi diện tích tam giác ABC là a. Hãy tính diện tích tam giác BNK theo a. Bài 65: Trung bình cộng hai đáy của một hình thang bằng 34m. Nếu tăng đáy bé thêm 12m thì diện tích hình thang tăng thêm 114m2. Hãy tìm diện tích hình thang ban đầu. Bài 66: Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ AB là 27cm, đáy lớn CD là 48cm. Nếu kéo dài đáy nhỏ thêm 5cm thì được diện tích của hình thang tăng thêm 40cm2. Tính diện tích hình thang đã cho. Bài 67: Cho một hình thang vuông có đáy lớn dài 18m, chiều cao 6m. Nếu kéo dài đáy bé về một phía để trở thành hình chữ nhật thì diện tích tăng thêm 12m2. Tìm diện tích của hình thang. 77
  6. Bài 77: Cho hình thang ABCD có đáy bé AB = 14m, đáy lớn CD = 26m. Trên AD lấy điểm chính giữa M, trên BC lấy điểm chính giữa N. Nối N với M. a) Chứng tỏ rằng MN song song với AB và CD. b) Tính diện tích hình thang ABCD, biết diện tích tam giác NCD bằng 78m2. Bài 78: Cho tứ giác ABCD có diện tích 90m2. Trên cạnh AD lấy 2 điểm M và N sao cho AM = DN = 1 AD. Trên cạnh BC ta lấy 2 điểm P và Q sao cho BP = CQ = 1 BC. 4 4 Nối M với P, N với Q. Tính diện tích hình tứ giác MPQN. Bài 79: Cho tứ giác ABCD có diện tích 928m2. Trên AB lấy điểm M. Nối M với C. Từ B kẻ đường thẳng song song với MC gặp DC kéo dài tại E. Nối A với E. Trên AE lấy điểm chính giữa I. Nối I với M, I với D. Tìm diện tích tứ giác AMID. Bài 80: Cho hình thang vuông ABCD. Cạnh AD vuông góc với 2 đáy AB và CD, AB = 30m, DC = 60m và AD = 40m. Trên BC lấy điểm N. Từ N kẻ NH thẳng góc với DC và kẻ NM thẳng góc với AD. a) Cho NH = 10m, tính đoạn MN. b) Trường hợp N là điểm chính giữa của BC, tính diện tích hình AND. Bài 81: Cho hình bên, trong đó ABCD là hình thang có diện tích 450cm2; MD = MC; NA = NB; AB = 2 x CD. a Trong các hình tam giác có trên hình vẽ, tính diện tích của hình tam giác có diện tích lớn nhất. b) Trong các hình tứ giác có trên hình vẽ, tính diện tích của tứ giác có diện tích nhỏ nhất. D M C A N M Bài 82: Cho hình vuông ABCSD, trên AB lấy điểm M sao cho AM = MB, trên BC lấy điểm N sao cho BN = BC. Tính diện tích tam giác DMN. Biết cạnh hình vuông bằng 20cm. Bài 83: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 20cm. M là điểm chính giữa cạnh BC, N là điểm chính giữa cạnh CD. Đoạn AM và BN cắt nhau tại O. a) Tính diện tích tứ giác AOND. b) So sánh diện tích tứ giác NOMC với diện tích tam giác BOM. Bài 84: Trên một khung đất hình tròn, người ta dành một khoảng đất hình vuông có cạnh là 8m để làm bồn hoa (như hình vẽ). Tìm diện tích khu đất hình tròn. 79
  7. Bài 89: Hình chữ nhật ABCD có cạnh AD = 2cm. Hình tròn tâm D bán kính DA và hình tròn tâm C bán kính CB có vị trí như hình vẽ. Hãy tính cạnh CD biết diện tích phần 1 bằng diện tích phần 2. Bài 90: Cho hình vẽ bên. ABCD là hình chữ nhật, AD = 5cm. Các đường tròn tâm D và tâm C cùng có bán kính r = AD cắt cạnh CD tại G và H. a)Biết diện tích hình chữ nhật ABCD bằng 1 diện tích hình tròn tâm D bán kính r. Hãy so 2 sánh diện tích hình 1 và diện tích hình 2. b)Tính độ dài đoạn GH. 1 Bài 90: Hãy chứng tỏ rằng diện tích hình tròn nhỏ bằng diện tích hình tròn lớn. 2 BiếtABCD là hình vuông. Bài 91: Một gia đình xây một bể nước ngầm hình chữ nhật dài 2,4m; rộng 1,3m; sâu 1,2m. Giá tiền công xây là: 90000đ/m2. Tính: a) Tiền công xây bể. b) Bể chứa được bao nhiêu lít nước, biết thành bể dày 1,2 dm (1dm3 = 1lít). 81
  8. 2.2. Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có). 2.3. Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có). 3. Bài toán động tử chạy ngược chiều 3.1. Thời gian gặp nhau = quãng đường : tổng vận tốc 3.2. Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian gặp nhau 3.3. Quãng đường = thời gian gặp nhau tổng vận tốc 4. Bài toán động tử chạy cùng chiều 4.1. Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : hiệu vận tốc 4.2. Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau 4.3. Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau hiệu vận tốc 5. Bài toán động tử trên dòng nước 5.1. Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước 5.2. Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật - vận tốc dòng nước 5.3. Vận tốc của vật = (vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2 5.4. Vận tốc dòng nước = (vận tốc xuôi dòng - vận tốc ngược dòng) : 2 6. Động tử có chiều dài đáng kể 6.1. Đoàn tàu có chiều dài bằng l chạy qua một cột điện Thời gian chạy qua cột điện = l : vận tốc đoàn tàu 6.2. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một cái cầu có chiều dài d Thời gian chạy qua cầu = (l + d) : vận tốc đoàn tàu 6.3. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài của ô tô là không đáng kể) Thời gian đi qua nhau = cả quãng đường : tổng vận tốc 6.4. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô chạy cùng chiều (chiều dài ô tô là không đáng kể) Thời gian đi qua nhau = cả quãng đường: hiệu vận tốc II. Bài tập Bài 1: Hai bạn cùng học một trường. Bình đi bộ đến trường hết 30 phút. Tú đi bộ đến trường hết 40 phút. Hỏi nếu Bình đi học sau 5 phút thì sẽ đuổi kịp Tú ở chỗ nào trên quãng đường từ nhà đến trường? Bài 2: Một buổi sáng, nếu Ngọc ánh đi học lúc 6 giờ 30 phút thì đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Hôm nay, Ngọc ánh đi khỏi nhà được 400m thì phải quay lại nhà lấy quyển vở để quên. Vì thế, lúc ánh tới trường thì vừa đúng 7 giờ 30 phút. Hỏi trung bình mỗi giờ Ngọc ánh đi được bao nhiêu ki - lô - mét? (thời gian lấy vở là không đáng kể) Bài 3: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B lúc 16 giờ. Nếu chạy mỗi giờ 60km thì ô tô sẽ đến B lúc 15 giờ. Nếu chạy mỗi giờ 40km thì ô tô sẽ đến B lúc 17 giờ. a) Tính xem 2 tỉnh A và B cách nhau bao nhiêu ki - lô - mét? b) Hãy tính xem trung bình mỗi giờ ô tô phải chạy bao nhiêu ki - lô - mét để đến B đúng 16 giờ? Bài 4: Một ô tô phải chạy từ A đến B. Sau khi chạy được 1 giờ thì ô tô giảm vận tốc chỉ còn bằng 3 vận tốc ban đầu. Vì thế, ô tô đến B chậm mất 2 giờ. Nếu từ A, sau khi chạy được 5 1 giờ, ô tô chạy thêm 50km nữa rồi mới giảm vận tốc thì ô tô đến B chỉ chậm 1 giờ 20 phút. Tính quãng đường AB. 83
  9. Bài 15: Quãng đường từ A đến B gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Một người đi từ A đến B hết 21 phút, rồi trở về từ B đến A hết 24 phút. Hãy tính đoạn đường AB, biết rằng vận tốc người đó khi lên dốc là 2,5 km/giờ và khi xuống dốc là 5 km/giờ. Bài 16: Một người đi bộ từ A đến B rồi trở về A hết tất cả 3 giờ 41 phút. Đường từ A đến B lúc đầu là xuống dốc, sau đó là đường nằm ngang rồi lại lên dốc. Hỏi quãng đường nằm ngang dài bao nhiêu ki - lô - mét? Biết rằng vận tốc khi lên dốc là 4 km/giờ, khi xuống dốc là 6 km/giờ, khi đường nằm ngang là 5 km/giờ và khoảng cách AB là 9km. Bài 17: Một đoàn học sinh đi từ A qua B đến C để cắm trại. Sau khi đoàn đi qua đoạn AB mất 2 giờ 30 phút thì họ tăng vận tốc thêm mỗi giờ 1km để đến C đúng quy định. Tính quãng đường AC, biết rằng đoạn AB dài hơn đoạn BC là 0,5km và đi đoạn đường BC hết 2 giờ. Bài 18: Một người đi quãng đường 63km. Lúc đầu đi bộ 5km/giờ, lúc sau đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ. Tính thời gian đi xe đạp, đi bộ. Bài 19: Lúc 7 giờ sáng, Giang khởi hành từ Tứ Kỳ đến Hải Dương dự định vào lúc 8 giờ 30 phút. Nhưng đi được 2 quãng đường thì giảm vận tốc mất 3 1 vận tốc ban đầu. Hãy tính xem Giang đến Hải Dương lúc mấy giờ? 4 Bài 20: Tỉnh A cách tỉnh B 200km, một xe honda khởi hành từ A đến B, một xe đạp máy đi từ B đến A. Hai xe cùng khởi hành cùng một lúc đi ngược chiều nhau và gặp nhau cách B 75km. Nếu xe đạp máy đi trước 1 giờ 12 phút thì họ sẽ gặp nhau cách B 97,5km. Tính vận tốc mỗi xe. Bài 21: Một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ và một ô tô đi với vận tốc 28 km/giờ cùng khởi hành lúc 6 giờ từ địa điểm A đến địa điểm B. Sau đo nửa giờ một xe máy đi với vận tốc 24 km/giờ cùng xuất phát từ A để đi đến B. Hỏi trên đường AB vào lúc mấy giờ xe máy ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa xe đạp và ô tô? Bài 22: Một con chó đuổi một con thỏ ở cách xa nó 17 bước của chó. Con thỏ ở cách hang nó 80 bước của thỏ. Khi thỏ chạy được 3 bước thì chó cháy được 1 bước. Một bước của chó bằng 8 bước cảu thỏ. Hỏi chó có bắt được thỏ không? Bài 23: Một con chuột kiếm ăn cách hang 30m. Bỗng trông thấy một con mèo cách nó 20m trên cùng đường chạy về hang. Chuột vội chạy chốn mỗi giây 5m, mèo vội đuổi theo mỗi phút 480m. Hỏi mèo có vồ được chuột không? Bài 24: Một chiếc tàu thuỷ có chiều dài 15m chạy ngược dòng. Cùng lúc đó một chiếc tàu có chiều dài 20m chạy xuôi dòng với vận tốc gấp rưỡi vận tốc của tàu ngược dòng. Sau 4 phút thì 2 chiếc tàu vượt qua nhau. Tính vận tốc của mỗi tàu, biết rằng khoảng cách giữa hai tàu là 165m. Bài 25: Một ca nô chạy trên khúc sông từ bến A đến bến B khi xuôi dòng hết 6 giờ, khi ngược dòng hết 8 giờ. Hãy tính khoảng cách AB, biết rằng nước chảy với vận tốc 5 km/giờ. Bài 26: Một xe lửa dài 150m chạy với vận tốc 58,2 km/giờ. Xe lửa gặp một người đi bộ cùng chiều trên con đường song song với đường sắt. Vận tốc của người đi bộ là 4,2 km/giờ. Tính thời gian từ lúc xe lửa gặp người đi bộ đến khi xe lửa vượt qua khỏi người đó. Bài 27: Một xe lửa chạy với vận tốc 32,4 km/giờ. Một xe Honda chạy cùng chiều trên con đường song song với đường sắt. Từ khi xe Honda đuổi kịp toa cưối đến khi xe Honda vượt khỏi xe lửa mất 25 giây. Tính chiều dài xe lửa, biết vận tốc xe Honda bằng 54 km/giờ. 85
  10. 4- Cho một phép trừ. Nếu thêm vào số bị trừ 3107đơn vị và bớt ở số trừ 1738 đơn vị thì được hiệu mới là 7248. Tìm hiệu ban đầu của phép trừ. - Cho một phép trừ. Nếu thêm vào số trừ 1427 đơn vị và bớt ở số bị trừ 2536 đơn vị thì được hiệu mới là 9032. Tìm hiệu ban đầu của phép trừ. 5- Tìm một số biết rằng nếu nhân số đó với 45 thì được 27045. - Tìm một số biết rằng nếu lấy 72 nhân với số đó thì được 14328. - Tìm một số biết rằng nếu chia số đó cho 57 thì được 426. - Tìm một số biết rằng nếu lấy 57024 chia cho số đó thì được 36. 6- Tìm hai số biết số lớn gấp 7 lần số bé và số bé gấp 5 lần thương. (hơn, kém) - Tìm hai số biết số lớn gấp 9 lần thương và thương gấp 4 lần số bé. - Tìm hai số biết số số bé bằng 1/5 số lớn và số lớn gấp 8 lần thương. - Tìm hai số biết thương bằng 1/4 số lớn và gấp 8 đôi số bé. - Tìm hai số biết số số bé bằng 1/3 thương và thương bằng 1/9 số lớn. 7- Trong một phép chia hết, 9 chia cho mấy để được: a, Thương lớn nhất. b, Thương bé nhất. 8-Tìm một số biết nếu chia số đó cho 48 thì được thương là 274 và số dư là 27. - Trong một phép chia có số chia bằng 59, thương bằng 47 và số dư là số lớn nhất có thể có. Tìm số bị chia. - Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 74 thì được thương là 205 và số dư là số dư lớn nhất. - Tìm số bị chia của một phép chia biết thương gấp 24 lần số chia và có số dư lớn nhất là 78. 9- Một phép chia có thương bằng 258 và số dư lớn nhất có thể có là 36. Tìm số bị chia. 10- Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 68 thì được thương bằng số dư và số dư là là số dư lớn nhất có thể có. 11- Tìm số bị chia và số chia bé nhất để có thương bằng 125 và số dư bằng 47. 12*- Một số tự nhiên chia cho 45 được thương là 36 và dư 25. Nếu lấy số đó chia cho 27 thì được thương bằng bao nhiêu? số dư bằng bao nhiêu? - Một số tự nhiên chia cho 38 được thương là 75 và số dư là số dư lớn nhất. Nếu lấy số đó chia cho 46 thì được thương bằng bao nhiêu? số dư bằng bao nhiêu? 13- Một phép chia có số chia bằng 57, số dư bằng 24. Hỏi phải bớt đi ở số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết. Khi đó thương thay đổi thế nào? - Một phép chia có số chia bằng 48, số dư bằng 23. Hỏi phải thêm vào số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết. Khi đó thương thay đổi thế nào? 14* - Một phép chia có số chia bằng 7, số dư bằng 4. Hỏi phải thêm vào số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết và có thương tăng thêm 3 đơn vị. - Một phép chia có số chia bằng 8, số dư bằng 5. Hỏi phải bớt ở số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết và có thương giảm đi 2 đơn vị. 15- Tìm một số biết rằng lấy 16452 chia cho số đó được 45 và dư 27. 16*- Một phép chia có số bị chia bằng 44, thương bằng 8, số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số chia. B/ Vận dụng kĩ thuật tính để giải toán: 1, Tổng của hai số là 82. Nếu gấp số hạng thứ nhất lên 3 lần thì được tổng mới là 156. Tìm hai số đó. - Tổng của hai số là 123. Nếu gấp số hạng thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 315. Tìm hai số đó. 2, Hiệu của hai số là 234. Nếu gấp số bị trừ lên 3 lần thì được hiệu mới là 1058. Tìm hai số đó. 87